Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015,
- Luật Đất đai năm 2013,
- Luật Công chứng 2014
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất (có người làm chứng)
Khi mua bán nhà đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) các bên thường ký hợp đồng đặt cọc để cam kết sẽ thực hiện việc mua bán trong tương lai. Luật Đại Nam giới thiệu những nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai để các bên có thể soạn thảo đảm bảo tính hợp pháp.
Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất
+ Ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc: Các giao dịch mua bán đất đai thường là những giao dịch có giá trị lớn nên việc xác lập hợp đồng đặt cọc có một ý nghĩa quan trọng, trong đó bên bán cam kết giữ lại phần đất (tài sản trên đất) hoặc căn hộ để bán cho bên mua, bên mua cam kết sẽ mua nhà đất này với các nội dung trong hợp đồng đã ký kết. Bên nào vi phạm nghĩa vụ sẽ bị phạt cọc theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
Xem thêm: Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản, có ký tiếp?
– Nếu bên bán không bán cho bên mua sẽ bị phạt bằng 100% giá trị tiền đã nhận cọc;
– Nếu bên mua không mua thì sẽ bị mất tiền đặt cọc này cho bên bán.
Ví dụ: Ông A nhận 100 triệu tiền đặt cọc để bán một mảnh đất cho Ông B. Nếu đến thời hạn ký hợp đồng Ông A không muốn bán nữa thì Ông A phải trả cho Ông B 200 triệu (trong đó 100 triệu tiền đặt cọc và 100 triệu tiền phạt cọc). Nếu đến thời hạn ký hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng mà ông B không muốn mua nữa thì ông B mất 100 triệu tiền đặt cọc.
+ Cần quy định rõ về thời hạn của hợp đồng đặt cọc: Các bên cần xác định rõ trong bao lâu thì sẽ kết thúc thời hạn hợp đồng đặt cọc này để tiến hành thủ tục ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Không nên quy định chung chung khoảng thời gian mà phải quy định cụ thể về mốc thời gian cuối cùng mà các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất , quyền sở hữu tài sản trên đất.
Ví dụ: Hợp đồng đặt cọc này có thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ký. Hợp đồng có thể được gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc.
+ Cần xác định rõ chủ thể nhận đặc cọc phải là người có quyền hợp pháp với tài sản: Điều này khá quan trọng vì ở Việt Nam việc đồng sở hữu tài sản khá phổ biến.
Ví dụ: Khi mua một mảnh đất mà trên mảnh đất chỉ có tên của hai vợ chồng thì cần ký hợp đồng đặt cọc với cả hai vợ chồng để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu một phần khi người kia (người không ký vào hợp đồng đặt cọc không đồng ý bán nhà đất).
+ Tốt nhất, sau khi ký hợp đồng nên chuyển khoản khoản tiền đặt cọc vào tài khoản của người nhận đặt cọc. Nếu không thì phải ký biên bản giao nhận tiền hoặc đơn giản hơn nữa thì yêu cầu bên nhân cọc viết tay vào cuối hợp đồng đặt cọc là: Tôi đã nhận đủ số tiền đặt cọc theo hợp đồng và ký tên.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam