Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là loại văn bản đóng vai trò quan trọng trong các thỏa thuận, các giao dịch mua bán đất vì có sự tham gia của nhiều bên khác nhau. Để hạn chế nhất những rủi ro không đáng có thì nội dung của hợp đồng cần được chú trọng theo đúng với quy định của pháp luật. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất tại bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
Luật đất đai 2013
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì ?
Hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận việc góp vốn (có thể góp tiền hoặc góp tài sản) để mua đất với mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc đặt được quyền sử dụng một thửa đất. Văn bản được ký kết dựa trên sự đồng ý tham gia của cá nhân hoặc tổ chức, của hai hoặc nhiều người,…
>>Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất
Những nội dung cần có trong Hợp đồng góp vốn mua đất
Hiện pháp luật không quy định thống nhất mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất, do đó các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản để lập hợp đồng. Trong đó, cần đảm bảo có các nội dung sau:
- Thông tin chi tiết của các bên tham gia hợp gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,…
- Tài sản góp vốn: Tuân thủ quy định pháp luật về tài sản góp vốn đã được đề cập phía trên.
- Phương thức, thời hạn thanh toán: Ghi cụ thể về thời điểm bắt đầu và kết thúc việc góp vốn trong bao lâu và phương thức góp sẽ thông qua hình thức nào, ví dụ: tiền mặt, chuyển khoản…
- Mục đích góp vốn mua đất: Mục đích sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mảnh đất sẽ được dùng để làm gì ? và mục đích sử dụng đất phải hợp pháp và tuân thủ theo quy hoạch của nhà nước.
- Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng: Một số quyền cơ bản như việc hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc nhận chuyển quyền sử dụng đất, tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến quá trình mua đất…Ngoài ra, các bên còn phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thanh toán tài sản góp vốn đúng hạn, bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra… và thực hiện các quyền nghĩa vụ khác được nêu trong hợp đồng.
- Phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp: Thông thường các bên sẽ ưu tiên lựa chọn hình thức thương lượng, hòa giải để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp thương lượng, hòa giải không thành các bên có thể thỏa thuận lựa chọn giải quyết thông qua Tòa án hoặc một bên thứ ba nào khác.
- Phân chịu lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn mua đất: Nêu rõ cách thức phân chia lợi nhuận và rủi ro giữa các bên trong hợp đồng nhằm tránh mâu thuẫn có thể xảy ra về sau, cũng như thuận tiện chứng minh khi có tranh chấp.
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất
Tải mẫu hợp đồng mua bán đất Tại đây
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất
Về nội dung hợp đồng
- Các bên trong hợp đồng nên thỏa thuận cụ thể và chính xác mức đóng góp, cách phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh doanh. Đồng thời, trong hợp đồng nên có các điều khoản quy định nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và nên quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.
- Thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và quá trình xử lý, khai thác giá trị tài sản sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, các bên còn nên quy định cụ thể về phương thức để chấm dứt việc hợp tác để có những lựa chọn xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.
- Thỏa thuận ràng buộc các bên về việc chỉ mua những loại đất có đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.
- Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất do không thể lường trước rủi ro, vì vậy nhằm dự liệu những trường hợp các bên muốn sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng thì có thể bổ sung một số điều khoản để cùng thỏa thuận lại các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng.
Về hình thức hợp đồng
Như đã có đề cập phía trên, hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân bắt buộc phải được lập thành văn bản và có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia góp vốn. Ngoài ra, tuy pháp luật không bắt buộc phải công chứng hợp đồng góp vốn mua đất nhưng nhằm thể hiện rõ tính minh bạch cũng như làm tăng giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên tham gia ký kết nên đem hợp đồng đến các văn phòng công chứng để công chứng như quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014. Một mặt, khi công chứng hợp đồng, các bên có thể sẽ được công chứng viên tư vấn và soạn thảo cho một bản hợp đồng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, một văn bản được công chứng sẽ mang lại sự an tâm, tin tưởng hơn giữa các bên ký kết.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?