Theo quy định tại Điều 150, Luật Thương mại 2005, Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Hợp đồng môi giới thương mại là mẫu hợp đồng được lập ra để ký kết về việc môi giới thương mại. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu hợp đồng môi giới thương mại dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật thương mại 2005
Hợp đồng môi giới thương mại là gì ?
Hợp đồng môi giới thương mại là loại hợp đồng dịch vụ, trong đó có bên môi giới làm trung gian thực hiện các công việc đàm phán, giao kết hợp đồng để mua bán hàng hoá, dịch vụ và sẽ được trả thù lao theo thoả thuận hợp đồng. Hình thức của hợp đồng được thể hiện qua lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng môi giới thương mại tiếng Anh là Commercial brokerage contracts, có thể hiểu là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc nhiều thương nhân.
Điều kiện chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại
Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng kí kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Về bên được môi giới thì không nhất thiết phải là pháp nhân.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Trong thực tế, có nhiều trường hợp bên môi giới thay mặt bên được môi giới kí hợp đồng với khách hàng, khi đó họ trở thành bên đại diện của bên được môi giới và bên được môi giới phải có văn bản ủy quyền cho bên môi giới đại diện cho mình trong giao dịch cụ thể đó.
Nội dung cần lưu ý trong hợp đồng môi giới thương mại
- Thông tin các bên giao kết hợp đồng: bên môi giới và bên được môi giới
- Thông tin các dịch vụ bên môi giới cung ứng
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
- Mức thù lao bên môi giới được nhận, hình thức, thời hạn thanh toán…
- Quyền, nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng:
- Quyền của bên môi giới:
- Bên môi giới được hưởng thù lao theo mức đã thỏa thuận trong hợp đồng và các chi phí phát sinh hợp lý khác. Trường hợp không có thỏa thuận về điều này thì mức thù lao của bên môi giới được xác định bằng giá của các dịch vụ tương tự (quy định tại Điều 86 Luật Thương mại 2005)
- Nghĩa vụ của bên môi giới:
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
- Nghĩa vụ của bên được môi giới:Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
- Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới, cho dù việc môi giới không mang lại kết quả gì cho bên được môi giới.
- Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể quyền của bên được môi giới. Tuy nhiên, căn cứ vào nghĩa vụ của bên môi giới, có thể rút ra các quyền của bên được môi giới sau đây:
- Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.
- Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.
- Một hợp đồng có thể được ký kết bởi một bên môi giới với nhiều bên được môi giới.
Mẫu hợp đồng môi giới thương mại
Tải mẫu Hợp đồng môi giới thương mại Tại Đây
Những lưu ý khi soạn hợp đồng môi giới thương mại
Về nội dung và công việc giao dịch môi giới
Phần nội dung hợp đồng thể hiện một cách đầy đủ ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng môi giới. Cụ thể, phần nội dung công việc phải mô tả cụ ý chí của bên môi giới, lĩnh vực môi giới, yêu cầu công việc cần phải thực hiện, mô tả chi tiết về sản phẩm, dịch vụ môi giới…; Nội dung công việc càng thể hiện một cách chi tiết sẽ làm tăng tính hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng.
Về hoa hồng và phương thức thanh toán trong hợp đồng môi giới thương mại
Hiện nay, theo Điều 153 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền hưởng thù lao môi giới như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật thương mại 2005. Theo đó, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới (Điều 154 Luật Thương mại 2005).
Về giải quyết tranh chấp hợp đồng môi giới thương mại
Tranh chấp hợp đồng là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như thống nhất về cách giải quyết tranh chấp, các bên nên thỏa thuận thêm điều khoản về giải quyết tranh chấp. Cụ thể, các bên cần ghi nhận lại cơ quan giải quyết tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp…
Về hiệu lực của hợp đồng môi giới thương mại
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (Căn cứ Điều 401 Bộ luật dân sự 2015).
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?