Mệnh giá cổ phần khi thành lập công ty như thế nào

by Đào Quyết

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay và là loại hình doanh nghiệp duy nhất được pháp luật cho phép phát hành chứng khoán để có thể huy động nguồn vốn trên thị trường. Bởi vậy, Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn để phát triển sự nghiệp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mệnh giá cổ phần khi thành lập công ty? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây!

menh-gia-co-phan-khi-thanh-lap-cong-ty-nhu-the-nao-2

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Chứng khoán 2019
  • Các văn bản pháp luật khác liên quan

Cổ phần là gì? 

Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, cổ đông có thể là cá nhân hoặc là tổ chức.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cổ phần được chia thành 02 loại là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Một công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi. Nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần cổ đông theo quyết định của đại hội đồng cổ đông.

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành, cổ phiếu được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cổ phần thường được phát hành ở 02 dạng là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

Đối với những cổ đông sở hữu cổ phiếu thường sẽ có quyền tự do chuyển nhượng, biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại đại hội đồng cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh cũng như giá trị cổ phiếu đang nắm giữ. Còn với cổ đông giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền và trách nhiệm hạn chế hơn như: lợi tức cố định, không có quyền bầu cử; nhưng lại nhận được cổ tức đầu tiên.

Xem thêm: Thành lập công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài

menh-gia-co-phan-khi-thanh-lap-cong-ty-nhu-the-nao-3

Quy định về mệnh giá cổ phần khi thành lập công ty

Luật doanh nghiệp

Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Như vậy, có thể hiểu là tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã bán hoặc được đăng ký mua.

Luật chứng khoán

Theo quy định Luật Chứng khoán năm 2019 không có khái niệm hay nội dung quy định về mệnh giá cổ phần mà chỉ có nội dung quy định về mệnh giá chứng khoán.

Điều 13 Luật Chứng khoán quy định về mệnh giá chứng khoán như sau:

Điều 13. Mệnh giá chứng khoán

  1. Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
  2. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
  3. Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

Như vậy, công ty phát hành lần đầu, mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng tối thiểu là 10.000 Việt Nam đồng.

Do đó, đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “mệnh giá cổ phần khi thành lập công ty như thế nào?”. Thông thường, các công ty cổ phần thường sẽ để mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần khi lần đầu phát hành ra công chúng.

Note:

Trên thực tế, ghi nhận ở thị trường Việt Nam có một số công ty cổ phần phát hành cổ phần thấp hơn mệnh giá và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Vậy nhưng pháp luật chưa hề có một quy định cụ thể nào hướng dẫn về vấn đề này. Việc quyết định mệnh giá cổ phần tối thiểu sẽ do Ủy ban chứng khoán nhà nước xem xét chấp nhận trên cơ sở từng đợt phát hành.

Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488