Mua bán hóa đơn trái phép bị xử lý như thế nào ?

by Vũ Khánh Huyền

Hành vi mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu mua bán hóa đơn trái phép bị xử lý như thế nào qua bài viết sau đây.

Mua bán hóa đơn trái phép bị xử lý như thế nào ?

Mua bán hóa đơn trái phép bị xử lý như thế nào ?

1. Mua bán hóa đơn 

1.1 Mua bán hóa đơn

Có thể hiểu hoá đơn là chứng từ ghi nhận thu chi trong doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những tài liệu để chứng minh khấu trừ thuế của doanh nghiệp.

Thực tế, mua hóa đơn là khá mạo hiểm và có thể coi là “hạ sách” của doanh nghiệp để đạt được những mục đích như trốn thuế hay ẩn dấu tài sản, tình trạng của doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp đã mua hóa đơn để tăng chi phí. Từ đó sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người mua có thể là bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu. Song, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm kẻ bán được. Thủ đoạn thường thấy, là thành lập một doanh nghiệp mới, “sạch” về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tồn tại một cách hợp pháp trên giấy tờ với trụ sở, Giám đốc, ngành nghề kinh doanh,… Nhưng thực tế chỉ là vỏ bọc cho một “ngành nghề” duy nhất – mua bán hóa đơn.

Tuy nhiên, hành vi mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm.

1.2 Hành vi mua bán hóa đơn bị xử lý như nào?

Mua bán hóa đơn sẽ bị xử phạt hành chính

– Việc mua hóa đơn là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo Thông tư 10/2014/TT-BTC

– Ngoài ra, có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu .

+ Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ; hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên; hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Ngoài ra còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền trốn thuế, gian lận thuế.

Mua bán hóa đơn sẽ bị xử lý hình sự

Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi mua hóa đơn để tăng chi phí có thể bị xử lý về tội:

– Tội trốn thuế (Điều 200)

+ Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế. Thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

+ Trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên. Thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

+ Pháp nhân cũng có thể bị xử lý hình sự.

– Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm  đối với người thực hiện hành vi:

  • in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số
  • hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số
  • hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng

+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
  • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Pháp nhân cũng có thể bị xử lý hình sự.

2. Mua bán hóa đơn GTGT

2.1 Mua bán hóa đơn GTGT khống 

Căn cứ vào Điều 23 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hành vi mua bán hóa đơn GTGT khống như sau:

“Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn ; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức triển khai, cá thể khác lập khi bán sản phẩm & hàng hóa, đáp ứng dịch vụ ( trừ những trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này ) ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức triển khai, cá thể khác hạch toán, khai thuế hoặc giao dịch thanh toán vốn ngân sách ; lập hóa đơn không ghi vừa đủ những nội dung bắt buộc ; lập hóa đơn rơi lệch nội dung giữa những liên ; dùng hóa đơn của sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ này để chứng tỏ cho sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ khác. ”

Như vậy, việc mua hóa đơn GTGT khống là hành vi mua bán hóa đơn mà không có thanh toán giao dịch trong thực tiễn

2.2 Mức xử phạt khi mua bán hóa đơn gtgt khống

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp mua bán hóa đơn GTGT khống

“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận so với người nộp thuế vi phạm lần đầu ( trừ những trường hợp bị xử phạt so với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này ) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong những hành vi vi phạm sau đây :

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp ; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm .

Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, sản phẩm & hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, sản phẩm & hàng hóa không đúng trong thực tiễn làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm

Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ bán ra làm địa thế căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn trong thực tiễn .

Phạt tiền 1.5 lần tính trên số thuế trốn so với người nộp thuế khi có một trong những hành vi trốn thuế, gian lận thuế lao lý tại Khoản 1 Điều này trong những trường hợp : vi phạm lần đầu, có diễn biến tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một diễn biến giảm nhẹ .

Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn so với người nộp thuế khi có một trong những hành vi trốn thuế, gian lận thuế lao lý tại Khoản 1 Điều này trong những trường hợp : vi phạm lần thứ hai mà không có diễn biến giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một diễn biến giảm nhẹ .

Phạt tiền 2.5 lần tính trên số thuế trốn so với người nộp thuế khi có một trong những hành vi trốn thuế, gian lận thuế pháp luật tại Khoản 1 Điều này trong những trường hợp : vi phạm lần thứ hai mà có một diễn biến tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có diễn biến giảm nhẹ .

Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn so với người nộp thuế khi có một trong những hành vi trốn thuế, gian lận thuế lao lý tại Khoản 1 Điều này trong những trường hợp : vi phạm lần thứ hai mà có từ hai diễn biến tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có diễn biến tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi. ”

Như vậy, hành vi mua bán hóa đơn GTGT khống lần đầu nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC.

+Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu hành vi mua hóa đơn GTGT khống có đủ dấu hiệu của tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn thuế và tội mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Theo đó, Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định đối với các tội này như sau:

Thứ nhất, Tội trốn thuế Điều 161 quy định cụ thể như sau:

“1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

  • Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  • Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

Thứ hai, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước Điều 164 a, quy định cụ thể như sau:

“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị xử phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt rất lớn
  • Thu lợi bất chính lớn;
  • Tái phạm nguy hiểm
  • Gây hậu quả nghiêm trọng

Thuế TNDN mới là thuế thực sự của doanh nghiệp, nó cần được đảm bảo bằng hệ thống hóa đơn, chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoàn chỉnh, chặt chẽ, logic, phù hợp và luôn phải đảm bảo “có thể giải trình” nếu bạn muốn an toàn và tối ưu. Việc mua hóa đơn GTGT khống sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên coi trọng việc phát triển kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, không nên sử dụng hạ sách mua bán hóa đơn khống nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

3. Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Mua bán hóa đơn trái phép bị xử lý như thế nào ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh từ A-Z

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488