Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh khi lương cơ sở tăng lên là bao nhiêu?

by Hồng Hà Nguyễn

Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh khi lương cơ sở tăng lên là bao nhiêu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh khi lương cơ sở tăng lên là bao nhiêu?

Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh khi lương cơ sở tăng lên là bao nhiêu?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Theo Công văn 3687/BYT-BH, mức hưởng BHYT theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hoặc trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024:

+ Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (theo điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP )

+ Chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở: tương đương thấp hơn 351.000 đồng.

Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh khi lương cơ sở tăng lên là bao nhiêu?

Về mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP từ 01/7/2024 hoặc trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024 như sau:

Trường hợp  Mức thanh toán trực tiếp BHYT 
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 351.000 đồng
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 351.000 đồng
Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 2.340.000 đồng
Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 5.850.000 đồng

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Hiệu lực Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng

Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế 

Bên cạnh quy định về mức thanh toán trực tiếp BHYT khi khám, chữa bệnh thì Công văn cũng đã đề cập đến  mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT như sau:

– Trường hợp người bệnh vào viện từ ngày 01/7/2024: tương đương không vượt quá 105.300.000 đồng.

– Trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024, mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật được xác định theo thời điểm kết thúc dịch vụ kỹ thuật và tính chi phí theo 02 thời điểm như sau:

+ Trước ngày 01/7/2024: Áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tương đương không vượt quá 81.000.000 đồng.

+ Từ ngày 01/7/2024: Áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP  tương đương không vượt quá 105.300.000 đồng.

– Từ 01/7/2024 và trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024 thì số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở để xác định quyền lợi không cùng chi trả theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP lớn hơn số tiền được xác định như sau:

Đối với các trường hợp có số tiền cùng chi trả từ 01/01/2024 đến trước ngày 01/7/2024 đã đủ hoặc vượt quá 6 tháng lương cơ sở thì được hưởng quyền lợi theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP  và không áp dụng công thức này.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ mức thanh toán trực tiếp BHYT khi khám chữa, bệnh và mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh khi lương cơ sở tăng lên là bao nhiêu?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488