Mức thuế GTGT ngành du lịch là bao nhiêu? Theo quy định mới của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thì ngành du lịch có thuộc diện được giảm thuế GTGT không? Cùng Luật Đại Nam làm rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế 2019
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- Nghị định 92/2021/NĐ-CP
- Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Thuế GTGT là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.”
Quy định về hỗ trợ thuế GTGT
Căn cứ Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19;
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế – xã hội quy định giảm thuế giá trị gia tăng:
“Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.”.
>>>Xem thêm: Quy định về miễn giảm thuế GTGT năm 2023
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.
Theo đó, mức giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kế khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng.
Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
(2) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn nộp thuế GTGT online
Thuế GTGT ngành du lịch
Trường hợp Công ty ký hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi nước ngoài theo giá trọn gói (đã bao gồm vé máy bay khứ hồi, chi phí ăn, nghỉ, tham quan cùng các loại chi phí khác ở nước ngoài) thì khi lập hóa đơn GTGT cho khách hàng, Công ty được áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trên giá trọn gói, giá trọn gói tính thuế GTGT được trừ các khoản chi phí vé máy bay, chi phí phát sinh tại nước ngoài (nếu có hóa đơn chứng từ hợp pháp)
Ngày 31/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
Theo đó, giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 16 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế = Giá trọn gói : (1+ thuế suất)
Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động du lịch trọn gói được kê khai, khấu trừ toàn bộ theo quy định.
Ví dụ 42: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thỏa thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Tỷ giá 1USD = 20.000 đồng Việt Nam.
Giá tính thuế GTGT theo hợp đồng này được xác định như sau:
+ Doanh thu chịu thuế GTGT là:
( 32.000 USD – 10.000 USD) x 20.000 đồng = 440.000.000 đồng
+ Giá tính thuế GTGT là: 440.000.000 đồng : (1+10%) = 400.000.000 đồng
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh được kê khai khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động du lịch chịu thuế GTGT.
>>>Xem thêm: Thuế GTGT của hộ kinh doanh được quy định như nào ?
Thuế GTGT ngành du lịch có được miễn giảm
Theo quy định thì Trường hợp Công ty có phát sinh cung cấp dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch, thì việc xác định giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với dịch vụ nêu trên đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP
Điều 3 nghị định 92/2021/NĐ-CP Quy định về Giảm thuế giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này
Như vậy mức giảm thuế GTGT ngành du lịch của năm 2021 được giảm theo quy định này.
Cũng theo quy định tại Nghị định 44/2023 thì ngành du lịch cũng thuộc nhóm ngành được miễn giảm thuế GTGT
DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Tư vấn kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán
- Quyết toán thuế cho doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật về thuế cho công ty có vốn nước ngoài
Mọi vướng mắc liên quan vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Mã chương thuế thu nhập cá nhân
- Doanh thu khi tính thuế môn bài
- Quy định xử phạt vi phạm hành chính thuế
- Thuế GTGT của hàng biếu tặng quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập hóa đơn thuế GTGT 8% theo Nghị định 44/2023