Mức thuế suất GTGT của gạo là bao nhiêu?

by Lê Nga

Về mặt hàng gạo thì đây là nông sản đã qua sơ chế. Theo đó nếu thực hiện bán cho người tiêu dùng thì sẽ ạoạoạoáp dụng thuế suất g là bao nhiêu ? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây 

Thuế suất giá trị gia tăng là gì?

Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Có quy định 03 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng hiện nay. Thuế suất 0%; thuế suất 5% và thuế suất 10%.

Cụ thể quy định tại Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định về thuế suất:

– Mức thuế suất 0% sẽ được áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu. Trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài. Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài. Dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh. Dịch vụ bưu chính, viễn thông. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản được khai thác chưa qua chế biến.

– Với mức thuế suất 5% sẽ áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đối với phân bón, quặng để sản xuất phân bón. Thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác. Hay dịch vụ đào nắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

Và các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biên, trừ các sản phẩm được pháp luật quy định. Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá. Các thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến trừ gỗ, mang, sản phẩm theo quy định của pháp luật;…. Mức thuế suất 5% chủ yếu sẽ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

– Mức thuế suất 10% sẽ áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác.

Như vậy, Thuế suất tiếng Anh là Tax rate, là mức thuế phải thu do Nhà nước quy định. Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức. Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền. Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm,hàng tháng hay hàng Quý.

Đối tượng không phải chịu thuế GTGT?

Theo quy định tại Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về các đối tượng không phải chịu thuế:

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi và vật liệu di truyền; Dịch vụ tưới, tiêu; cày bừa đất, nạo vét kinh,…. dịch vụ thu hoặc sản phẩm nông nghiệp.

– Các sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh,…

– Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê cũng là đối tượng không chịu thuế;

– Khi chuyển quyền sở dụng đất cũng không chịu thuế;

– Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn. Dịch vụ tài chính phát sinh bao gồm cả hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. Quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phát sinh khác theo quy định của pháp luật;

– Dịch vụ y tế, dịch vụ thú ý bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. Ngoài ra dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư. Duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên,….

– Dịch vụ sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội;

– Dịch vụ dạy học, nghề theo quy định; Dịch vụ phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Việc xuất bản, nhập khẩu báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, ….

Và những hàng hóa dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

Điều 5: Đối tượng không chịu thuế

1.“Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.” …

Mặt hàng gạo bán ra thuế suất GTGT là bao nhiêu %? ​

Do đó thì trong trường hợp trên khi mà công ty bạn bán gạo cho công ty đối tác thì gạo sẽ là đối tượng không chịu thuế như quy định của pháp luật và phần thuế suất trên hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra thì công ty bạn để trống hoặc là gạch bỏ để thể hiện rằng đây là mặt hàng không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Còn trong vấn đề tờ khai thuế giá trị gia tăng kê khai hàng quý thì công ty bạn có thể căn cứ vào khách hàng để kê khai, cụ thể:

– Trường hợp bạn bán gạo cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì sẽ không phải kê khai, tính và nộp thuế giá trị gia tăng và công ty của bạn vẫn sẽ được khấu trừ VAT đầu vào;

– Trường hợp công ty bạn bán gạo cho các đối tượng khác không phải doanh nghiệp cũng không phải hợp tác xã thì thuế suất đối với mặt hàng của công ty bạn là 5%.

Theo điểm đ khoản 2 điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 quy định như sau:

Điều 8: Thuế suất: …

2.Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:

….đ. “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;”

Như vậy trong trường hợp của bạn: khi bạn bán gạo cho công ty đối tác thì gạo là đối tượng không chịu thuế, phần thuế suất trên hóa đơn GTGT đầu ra bạn để trống hoặc gạch bỏ để biểu thị là mặt hàng không chịu thuế GTGT.

Đối với tờ khai thuế GTGT quý thì bạn cần phải căn cứ vào khách hàng để kê khai

TH1: Bạn bán gạo cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT và công ty bạn vẫn được khấu trừ VAT đầu vào.

TH2: Bạn bán gạo cho các đối tượng khác không phải là doanh nghiệp, không phải là hợp tác xã thì thuế suất đối với mặt hàng này là 5%.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488