Nghỉ làm do bão lũ, người lao động được tính lương như thế nào?

by Vũ Khánh Huyền

Mỗi trận bão, lũ đi qua đều làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của rất nhiều người dân. Rất nhiều người dân nằm trong khu vực bão, lũ dâng và buộc phải nghỉ làm. Vậy trường hợp nghỉ làm do bão lũ được tính lương thế nào là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc này cho quý bạn đọc!

Nghỉ làm do bão lũ, người lao động được tính lương như thế nào?

Nghỉ làm do bão lũ, người lao động được tính lương như thế nào?

Phải nghỉ làm do bão lũ, người lao động vẫn được hưởng lương

Dưới tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nên nhiều nơi phải cho người lao động nghỉ việc tránh bão nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi phải ngừng việc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 99 sau đây sẽ được trả lương:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo đó, có thể thấy, trường hợp người lao động phải ngừng việc vì thiên tai theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận như sau:

– Trường hợp ngừng việc ≤14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

– Trường hợp ngừng việc >14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do 02 bên thỏa thuận, tuy nhiên cần bảo đảm lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đã được Chính phủ đã quy định rất cụ thể, chi tiết tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Mức lương tối thiểu

Áp dụng với doanh nghiệp thuộc:

4.960.000 đồng/tháng

Vùng I

4.410.000 đồng/tháng

Vùng II

3.860.000 đồng/tháng

Vùng III

3.450.000 đồng/tháng

Vùng IV

Để biết địa phương nơi doanh nghiệp mình đang làm thuộc vùng nào, người lao động có thể tham khảo Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 63 tỉnh thành.

Như vậy, người lao động phải nghỉ việc do bão lũ sẽ được hưởng lương theo thỏa thuận giữa các bên mà không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Hết bão, doanh nghiệp có được yêu cầu người lao động đi làm bù?

Bộ luật Lao động năm 2019 đang áp dụng hiện nay không có quy định nào về việc người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động đi làm bù sau khi hết thời gian ngừng việc.

Do đó, người sử dụng lao động không có quyền yêu cầu người lao động đi làm bù cho những ngày đã ngừng việc.

Tuy nhiên, để đảm bảo sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ nhưng cần đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019:

– Được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc trong 01 ngày. Nếu áp dụng quy định về thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc thông thường và thời gian làm thêm không được quá 12 giờ 01 ngày và không quá 40 giờ 01 tháng.

– Bảo đảm để số giờ làm thêm của người lao động không được quá 200 giờ 01 năm.

– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, phải bố trí để người lao động nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Do đó, nếu người lao động chấp nhận làm thêm giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì sẽ được hưởng theo lương làm thêm giờ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488