Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân NN khi nhập cảnh vào VN được cấp thị thực gì?

by Hồng Hà Nguyễn

Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân NN khi nhập cảnh vào VN được cấp thị thực gì? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân NN khi nhập cảnh vào VN được cấp thị thực gì?

Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân NN khi nhập cảnh vào VN được cấp thị thực gì?

Căn cứ pháp lý

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014

Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được cấp thị thực gì?

Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được cấp thị thực quy định tại Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, cụ thể như sau:

Ký hiệu thị thực

  1. DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  3. NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  4. NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  5. DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
  6. HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
  7. PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  8. PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

Theo quy định này thì người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam được cấp Thị thực NN2.

Thị thực cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn tối đa mấy năm?

Về thời hạn cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và khoản 2 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 như sau:

Thời hạn thị thực

  1. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 01 năm.
  1. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Theo quy định này thì Thị thực NN2 cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn tối đa là 01 năm.

Và thời hạn của Thị thực NN2 sẽ ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

>> Xem thêm: Người nước ngoài có thị thực điện tử thì có thể sử dụng để nhập cảnh nhiều lần vào Việt Nam

Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được kiêm nhiệm những vị trí nào?

Tại Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

a) Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;

b) Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;

c) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

d) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Theo quy định này thì người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

– Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;

– Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;

– Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488