Người NN nhập cảnh vào VN quá hạn cấp thị thực xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Thời hạn tạm trú của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam khi được cấp thị thực được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
Người nước ngoài nhập cảnh không có thẻ thường trú, thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì được cấp chứng nhận tạm trú tại, cửa khẩu với thời hạn như sau:
a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực có ký hiệu DL thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày và được xem xét gia hạn tạm trú theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.
Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài nhập cảnh không có thẻ thường trú, thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì được cấp chứng nhận tạm trú tại, cửa khẩu với thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực. Trường hợp thị thực có ký hiệu DL – Cấp cho người vào du lịch thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày và được xem xét gia hạn tạm trú theo quy định.
>> Xem thêm: Làm visa online trên cổng dịch vụ công như thế nào?
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được cấp thị thực có thể gia hạn tạm trú không?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về gia hạn tạm trú:
Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.
Theo đó, trong trường hợp hết hạn tạm trú nếu muốn ở lại hợp pháp tại Việt Nam, người này phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ở lại quá thời hạn tạm trú bị xử phạt như thế nào?
Theo các quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại thì:
Thời hạn tạm trú được xác định bằng thời hạn thị thực. Trong trường hợp hết hạn tạm trú thì nếu muốn ở lại hợp pháp tại Việt Nam, người này phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Thời hạn thị thực hết sẽ kéo theo thẻ tạm trú quá hạn, do đó, hành vi sử dụng thẻ tạm trú quá hạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Tùy theo trường hợp quá thời hạn bao nhiêu ngày sẽ có mức phạt tiền cụ thể theo quy định nêu trên. Đồng thời trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm trên.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM