Những điều bạn cần phải biết về doanh nghiệp xã hội

Những điều bạn cần phải biết về doanh nghiệp xã hội

by Lê Vi

Hiện nay, ở nước ta ngoài loại hình doanh nghiệp thông thường thì còn mới bắt đầu phát triển thêm loại hình doanh nghiệp xã hội. Tuy còn mới và chưa được nhiều người biết đên nhưng doanh nghiệp xã hội có vai trò và cơ chế hoạt động đặc thù, khác với các doanh nghiệp thông thường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Những điều bạn cần phải biết về doanh nghiệp xã hội

Những điều bạn cần phải biết về doanh nghiệp xã hội

Những điều bạn cần phải biết về doanh nghiệp xã hội

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh Nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
  • Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT Quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Doanh nghiệp

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây

  • Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mà được thành lập với mục tiêu của doanh nghiệp là để giải quyết các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh mục tiêu kinh tế.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp hiện diện dưới 1 trong 4 loại hình doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp hiện nay thừa nhận bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

  • Doanh nghiệp xã hội trước hết là doanh nghiệp, thành lập nhằm mục đích kinh doanh nhưng không phải mục tiêu sinh lợi là trên hết.
  • Hiện nay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) đang là xu hướng phổ biến trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với doanh nghiệp.
  • Đặc biệt đối với doanh nghiệp, mục tiêu xã hội được đặt lên hàng đầu. Đối tượng phục vụ và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp là nhóm yếu thế và các vấn đề xã hội, môi trường vì mục tiêu cộng đồng.

Doanh nghiệp xã hội thực hiện tái phân phối lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội

  • Luật doanh nghiệp hiện nay quy định Doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Căn cứ Điều 7, Điều 8 và khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như sau:

Quyền của doanh nghiệp xã hội

  • Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  • Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
  • Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp…
  • Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký DN.
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký DN.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Giấy đề nghị đăng ký DN.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký DN.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ như trên để có thể tiến hành thủ tục

Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử

Sau khi soạn thảo đầy đủ hồ sơ, người đại diện theo pháp luật và các thành viên trong công ty ký xác thực trên các loại giấy tờ.

Doanh nghiệp xã hội thực hiện việc kê khai thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ tạo lập tài khoản Đăng ký kinh doanh tại Website: dangkykinhdoanh.gov.vn

Sau đó, tiến hành việc kê khai các thông tin như sau:

  • Hình thức đăng ký
  • Địa chỉ trụ sở của công ty
  • Tên doanh nghiệp
  • Thông tin về chủ sở hữu/ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Thông tin về vốn
  • Thông tin về thuế

Hoàn thành xong việc kê khai, người thực hiện thủ tục sẽ ký xác nhận và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh (trên hệ thống)

Thời gian xử lý hồ sơ: 03 ngày làm việc

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sau thời gian xử lý hồ sơ, bộ phận tiếp nhận sẽ trả lời bằng văn bản về hệ thống và Email đã đăng ký.

  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chỉ rõ những điểm thiếu sót cần bổ sung thông tin, doanh nghiệp điều chỉnh và nộp lại hồ sơ như Bước 2.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp xã hội sẽ nhận được Thông báo hồ sơ hợp lệ từ Phòng đăng ký kinh doanh.

Khi này, doanh nghiệp xã hội sẽ tiến hành việc nộp 01 bộ hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ (bản giấy) của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hẹn ngày trả Giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bước 4: Hoàn thiện thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Về cơ bản, doanh nghiệp xã hội sẽ có đủ tư cách hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, để tránh những rủi ro pháp lý sau này, bạn nên hoàn tất những thủ tục sau:

  • Khắc dấu và công bố mẫu dấu
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Mua Token, mua hóa đơn
  • Nộp phí, lệ phí môn bài theo quy định

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Những điều bạn cần phải biết về doanh nghiệp xã hội. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488