Những điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh

Những điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh

by Lê Vi

Nhiều hộ kinh doanh mặc dù đã ngừng hẳn việc kinh doanh nhưng lại không làm thủ tục thông báo giải thể hộ kinh doanh. Thủ tục này không quá khó, chủ hộ kinh doanh chỉ cần lưu ý những vấn đề dưới đây. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Những điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh

Những điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh

Những điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh

Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế 2019
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp

Giải thể Hộ kinh doanh là gì?

Giải thể hộ kinh doanh (HKD) là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm xác định việc hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động và loại bỏ các nghĩa vụ về thuế đã phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Những điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh

Trường hợp không được phép giải thể Hộ kinh doanh 

Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, HKD không được phép giải thể khi chưa đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm:

Thanh toán nợ thuế và nghĩa vụ tài chính;

Các khoản nợ với đối tác, người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Hộ kinh doanh cá thể không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
  • Hô kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký HKD cá thể cấp huyện, nơi đã đăng ký.

Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh?

Căn cứ Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HKD như sau:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký HKD là giả mạo;
  • Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
  • Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
  • Do những người không được quyền thành lập HKD thành lập;
  • Không gửi báo cáo về việc tuân thủ các quy định theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Thông báo với cơ quan thuế về việc chấm dứt mã số thuế

Khoản 1 Điều 38 Luật quản lý thuế 2019 quy định về việc chấm dứt mã số thuế như sau:

“1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.”

Như vậy, trường hợp người nộp thuế là chủ hộ kinh doanh đăng ký thuế cùng với hộ kinh doanh hoặc đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế đều phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Lưu ý: Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó (theo Điểm c khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019).

Thanh toán hết khoản nợ trước khi giải thể

Theo khoản 2 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về nghĩa vụ của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

  • Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn nếu có sử dụng hoá đơn;
  • Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
  • Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Như vậy, nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh là phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ bao gồm nợ thuế, các các khoản nợ các đối tác kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký giải thể hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, HKD phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động HKD đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Giấy tờ khác liên quan (nếu có)

Lưu ý: HKD có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động. Trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của HKD.

Thủ tục tiến hành giải thể hộ kinh doanh

Bước 1: Thanh toán hết các khoản nợ trước khi giải thể.

Bước 2: Thông báo với cơ quan thuế về việc chấm dứt mã số thuế.

Bước 3: Thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chấm dứt hoạt động HKD cá thể.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đồng thời thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động đối với hộ kinh doanh cá thể.

Bước 4: Nộp lệ phí và Nhận kết quả thông báo.

 Mức phạt đối với Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh mà không thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động mà không thực hiện thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, hộ kinh doanh còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Những điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488