Những điều phải biết khi thành lập công ty bảo vệ

Những điều phải biết khi thành lập công ty bảo vệ

by Lê Vi

Nhu cầu về dịch vụ bảo vệ ngày càng tăng từ các công ty, doanh nghiệp, trung tâm thương mại, cửa hàng vừa và nhỏ, căn hộ, nhà ở,… tất cả đều cần được bảo vệ. Kể từ đó, việc thành lập một công ty dịch vụ bảo vệ ngày càng trở nên phổ biến và phát triển hơn. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về Những điều phải biết khi thành lập công ty bảo vệ

Những điều phải biết khi thành lập công ty bảo vệ

Những điều phải biết khi thành lập công ty bảo vệ

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Công ty bảo vệ là gì?

Công ty bảo vệ là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam với ngành nghề chính là kinh doanh dịch vụ bảo vệ như: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khoản 7 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ bảo vệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý bao gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, Điều 11 của Nghị định này nêu rõ chủ thể kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải là doanh nghiệp.

Như vậy, từ hai quy định trên, có thể hiểu công ty bảo vệ là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ gồm: dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều kiện thành lập công ty bảo vệ

Điều kiện về an ninh, trật tự

  • Phải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo vệ;
  • Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự phải có bằng Cao đẳng trở lên; không bị khởi tố hình sự, không tiền án tiền sự (kể cả trước đây lẫn hiện tại);
  • Không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh và trật tự của một cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng đã bị thu hồi vô thời hạn trong 24 tháng trước đó;
  • Đối với người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có hộ chiếu nước ngoài hoặc là người nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép cư trú;
  • Đáp ứng đầy đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ Việt Nam liên doanh với các cơ sở kinh doanh nước ngoài

  • Các nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ có thể liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp họ cần đầu tư vào máy móc và cơ sở kỹ thuật để bảo vệ an ninh và chỉ có thể thực hiện dưới hình thức các cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác an ninh.

Đối với các cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn vào các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam

    • Phải là một doanh nghiệp hoạt động liên tục ít nhất 05 năm trong kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
    • Người đại diện phần vốn góp của cơ sở dịch vụ nước ngoài chưa bị xử phạt từ “Cảnh cáo” trở lên đối với hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại nơi họ hoạt động ở nước ngoài;
    • Phần vốn góp đầu tư của các cơ sở kinh doanh nước ngoài phải từ 1.000.000 USD (1 triệu đô) trở lên nhưng chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ;
    • Việc định giá máy móc thiết bị kỹ thuật được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phụ trách về giá từ cấp tỉnh trở lên; Các chi phí định giá được thanh toán bởi các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật.

Điều kiện về vốn

Nghị định 96/2016/NĐ-CP không quy định điều kiện về vốn pháp định khi thành lập công ty bảo vệ đối với tổ chức cá nhân trong nước. Đối với các chủ thể nước ngoài không được thành lập công ty bảo vệ mà chỉ được góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ Việt Nam.

Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài tối thiểu là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ).

Như vậy, pháp luật hiện hành đã bỏ điều kiện về vốn pháp định khi thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Có một trụ sở văn phòng ổn định và lâu dài; hợp đồng cho thuê trụ sở văn phòng công chứng ít nhất 1 năm.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

  • Khoản 2 Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Điều kiện về tên và địa chỉ thành lập công ty bảo vệ

Ngoài ra, để thành lập công ty bảo vệ, cần phải lưu ý thêm về tên cũng như địa chỉ của công ty. Cụ thể:

  • Tên công ty: việc đặt tên công ty phải tuân thủ quy định chung tại Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tên công ty không được trùng với những doanh nghiệp đã được đăng ký, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty.
  • Địa chỉ công ty: công ty phải có địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phó, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công ty bảo vệ không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp thành lập công ty bảo vệ

Như đã trình bày ở phần trên, Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải là doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, có 4 loại hình doanh nghiệp chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân,
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn,
  • Công ty hợp danh,
  • Công ty cổ phần.

Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Pháp luật không có quy định về điều kiện đối với hình thức pháp lý của công ty bảo vệ, chính vì vậy việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào vốn, quy mô, mục đích, mong muốn của từng chủ thể.

Hồ sơ thành lập công ty bảo vệ

Để thành lập công ty bảo vệ, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp tại Nghị định 122/2020/NĐ-CP.
  • Điều lệ công ty
  • Đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì cần có danh sách thành viên, đối với công ty cổ phần thì cần phải có danh sách cổ đông sáng lập.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp.

Ngoài ra, như đã trình bày ở phần trên, để đi vào hoạt động, công ty bảo vệ cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
  • Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…
  • Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
  • Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Thủ tục thành lập công ty bảo vệ

Thủ tục thành lập công ty dịch vụ bảo vệ theo nghị định 96 được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty bảo vệ

Trước hết cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo hướng dẫn đã được trình bày ở phần trên.

Cần phải lưu ý rằng, các giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải sử dụng đúng mẫu theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nội dung trình bày trong các loại giấy tờ phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty bảo vệ

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty được gọi là cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo hướng dẫn của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư (cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Để thành lập công ty bảo vệ thì cần phải nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.

Bước 3: Thực hiện các công việc sau khi thành lập công ty bảo vệ

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty bảo vệ, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau đây:

  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên, cổ đông phải góp đủ số vốn đã đăng ký.
  • Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên (sổ đăng ký cổ đông) ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên (Sổ đăng ký cổ đông) có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.
  • Kê khai lệ phí môn bài.
  • Treo biển tại trụ sở công ty.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
  • Thông báo mẫu con dấu cho phòng đăng ký kinh doanh
  • Đăng ký thuế lần đầu.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
  • Áp dụng hóa đơn.
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số.
  • Khai trình lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đặc biệt, kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.

Vì vậy, để công ty bảo vệ có thể đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Những điều phải biết khi thành lập công ty bảo vệ. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488