Hợp đồng 3 bên cần có sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Loại hình văn bản này khá quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ hợp đồng 3 bên là gì. Chính vì thế trong phần chia sẻ ngày hôm nay, Luật Đại Nam sẽ giúp bạn giải thích một cách ngắn gọn về định nghĩa cũng như Nội dung và nguyên tắc ký kết hợp đồng 3 bên. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
Hợp đồng 3 bên là gì?
Hợp đồng 3 bên thuộc nhóm hợp đồng dân sự cơ bản. Điểm khác biệt của loại hình hợp đồng này nằm ở sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Cả 3 chủ thể đều bình đẳng trong thảo luận, giao kết hợp đồng. Mỗi bên cần phải tuân thủ trách nhiệm đã cam kết.
Nói tóm lại, hợp đồng 3 bên luôn có 3 chữ ký của 3 đại diện pháp nhân. Hợp đồng thường chính thức có hiệu lực từ thời điểm tất cả các bên tham gia ký kết.
Hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng hợp tác,… Là một vài dạng hợp đồng 3 có sự tham gia của 3 chủ thể phổ biến nhất, hay được áp dụng trong đời sống.
>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?
Giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên
Tính chất của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng 3 viên nói riêng được quy định khá chi tiết trong Điều 401 Bộ Luật Dân sự ban hành năm 2015.
Cụ thể, hợp đồng giao kết hợp pháp sẽ chính thức có hiệu lực pháp lý sau thời điểm giao kết (nếu không có thêm thỏa thuận từ các bên liên quan).
Kể từ lúc hợp đồng chính thức có hiệu lực, tất cả bên tham gia cần tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng. Trường hợp sửa đổi điều khoản hoặc hủy bỏ hợp đồng thì bắt buộc phải đạt được sự đồng thuận tất cả bên tham gia vào giao kết.
Toàn bộ 3 chủ thể trong hợp đồng cần có trách nhiệm tuân thủ điều khoản, thỏa thuận giữa từng bên tham gia. Nếu xuất hiện tranh chấp, phía cơ quan chuyên trách lúc bấy giờ sẽ dựa vào tính pháp lý của hợp đồng để thực hiện phân xử.
Nội dung và hình thức của hợp đồng 3 bên
Về hoạt hình thức và nội dung, hợp đồng có sự tham gia của 3 chủ thể không khác biệt quá lớn so với các văn bản hợp đồng thông thường.
Nội dung
Nội dung trong hợp đồng cần thể hiện theo đúng quy định trong văn bản pháp luật dân sự hiện hành. Ứng với từng lĩnh vực cụ thể, người ta có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp nhưng vẫn đúng luật.
Dựa vào Điều 398 Luật Dân sự 2015, trong hợp đồng dân sự cần đề cập đầy đủ số nội dung cơ bản như:
- Đối tượng tham gia giao kết (tổ chức hay cá nhân cụ thể).
- Thông tin liên quan đến giao dịch như khối lượng hàng hóa, giá cả,.. Tùy vào từng lĩnh vực.
- Cách thức thanh toán cụ thể giữa từng bên tham gia.
- Thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và hết hiệu lực.
- Nơi diễn ra hoạt động ký kết hợp đồng.
- Trách nhiệm, quyền lợi cùng nghĩa vụ của từng bên tham gia giao kết.
- Trách nhiệm của từng bên nếu xuất hiện tranh chấp.
>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng
Hình thức
Hợp đồng 3 bên có thể soạn thảo theo hình thức văn bản giấy thông thường hoặc thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên, dù thể hiện theo phương thức nào, trong hợp đồng vẫn phải tập hợp đầy đủ chữ ký của 3 bên.
Trường hợp thể hiện theo hình thức thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử), từng bên tham gia phải ký kết bằng chữ ký số đúng quy định.
Kể từ thời điểm ký kết, hợp đồng sẽ chính thức có hiệu lực. Nếu một chủ thể uỷ quyền ký kết, văn bản hợp đồng này vẫn đảm bảo hiệu lực pháp lý, được pháp luật bảo vệ.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng 3 bên
Ngoài quy định về hình thức và nội dung, khi tiến hành ký kết hợp đồng có sự tham gia của 3 bên, bạn lưu ý đến nguyên tắc ký kết. Chẳng hạn như:
- Hoạt động ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giữa các bên tham gia.
- Ba chủ thể đại diện ký kết phải trong tình trạng tỉnh táo, đủ khả năng thực hiện hành vi dân sự.
- Trường hợp chủ thể tham gia giao tiếp là tổ chức thì cần đảm bảo đúng thẩm quyền.
- Nếu ủy quyền cho người đại diện, bạn cần làm sẵn giấy tờ xác nhận.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nội dung và nguyên tắc ký kết hợp đồng 3 bên “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Mẫu Hợp đồng mua bán đơn giản
- Các loại hợp đồng thông dụng
- Mẫu Hợp đồng mua bán nhà
- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
- Chấm dứt hợp đồng dân sự