Nộp thuế gtgt hàng nhập khẩu hạch toán như thế nào?

by Hồ Hoa

Nộp thuế gtgt hàng nhập khẩu hạch toán như thế nào? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Nộp thuế gtgt hàng nhập khẩu hạch toán như thế nào?

Nộp thuế gtgt hàng nhập khẩu hạch toán như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quản lý thuế 2019
  • Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Thuế GTGT là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Mẫu Hợp đồng gia công

Đối tượng chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu?

Đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là những mặt hàng thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng được nhập khẩu từ nước ngoài vào trong nước với mục đích sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở trong nước hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa

Trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu?

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu cần phải có:

  • Gấy nộp tiền thuếi giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa;
  • Chứng từ thanh toán cho nhà cung cấp không dùng tiền mặt.

Căn cứ để kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu là giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Vì vậy nếu trong kỳ khai thuế tháng/quý, doanh nghiệp chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu thì chưa được kê khai khấu trừ thuế.

Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Giá tính thuế:

Trường hợp 1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác). 

Giá tính thuế = Giá CIF 

Trường hợp 2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm). 

Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có)

Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu:

Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó:

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
  • Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.

Như vậy:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có) x % Thuế suất thuế GTGT

Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ

Kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu).

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331,…

Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.

Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu, ghi:

  • Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112,…

Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
  • Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
  • Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
  • Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
  • Có các TK 111, 112.

Dịch vụ tư vấn kế toán thuế của Luật Đại Nam

  • Tư vấn và hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán cho doanh nghiệp, tư vấn cách lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành;
  • Tư vấn tổng thể các kiến thức sơ bộ cho doanh nghiệp liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân;
  • Tư vấn hoạch định chiến lược tài chính, cân đối chi phí hợp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc và giải trình với cơ quan nhà nước.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nộp thuế gtgt hàng nhập khẩu hạch toán như thế nào?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488