Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

by Vũ Khánh Huyền

Giải thể và phá sản doanh nghiệp là biện pháp chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý lẫn thực tế của doanh nghiệp. Nhìn chung, giải thể và phá sản có một số điểm giống nhau nhưng về đặc điểm, bản chất pháp lý thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Bài viết này, Luật Đại Nam sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp.

Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

 –   Luật Doanh nghiệp

 –   Luật Phá sản

Điểm giống nhau giữa phá sản và giải thể

Giải thể doanh nghiệp và phá sản:

  • Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
  • Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

Điểm khác nhau giữa phá sản và giải thể

Tiêu chí 

Giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý chính

Luật Doanh nghiệp 2020 Luật Phá sản 2014

Nguyên nhân

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp.
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: 

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu

Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm: 

  • Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.
  • Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm: 

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.

Loại thủ tục

Giải thể doanh nghiệp là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.

Thứ tự thanh toán tài sản

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Nợ thuế.
  • Các khoản nợ khác.
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
  • Chi phí phá sản.
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh.
  • Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (trừ trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) được tiến hành như sau: 

  • Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
  • Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.
  • Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định.
  • Nộp hồ sơ giải thể.
  • Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp được tiến hành như sau: 

  • Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản.
  • Triệu tập hội nghị chủ nợ.
  • Phục hồi doanh nghiệp.
  • Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Hậu quả pháp lý

Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại. Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại).

 Thái độ của Nhà nước

Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành không bị hạn chế. Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành.

>> Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Hoàn thuế GTGT khi giải thể doanh nghiệp

Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp

Giải thể công ty hợp danh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488