Giải thể công ty hợp danh

by Vũ Khánh Huyền

Hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp lớn hoạt động hiệu quả thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Vấn đề này gây nên rất nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng như chính bản thân các chủ doanh nghiệp. Con đường tốt nhất cho các doanh nghiệp này là giải thể. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giải thể công ty hợp danh là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh giải thể công ty hợp danh như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

Giải thể công ty hợp danh

Giải thể công ty hợp danh

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp

Khái niệm giải thể công ty hợp danh

Giải thể doanh nghiệp là việc công ty hợp danh thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Công ty hợp danh chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và công ty bị giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

Điều kiện giải thể công ty hợp danh

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Công ty hợp danh được thực hiện thủ tục giải thể nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Công ty bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  • Công ty không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
  • Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan. Đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại. Do vậy, việc xác định rõ điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Vấn đề mấu chốt trong giải thể doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm dứt tồn tại. Các khoản nợ và hợp đồng này có thể được thực hiện bằng các giải pháp như: doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng; chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ hợp đồng cho chủ thể khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

Các trường hợp giải thể công ty hợp danh

Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty hợp danh thực hiện thủ tục giải thể trong các trường hợp sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này. Trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

>>Xem thêm: Thông báo hoạt động của văn phòng đại diện sau khi thành lập

Trình tự, thủ tục giải thể công ty hợp danh

Căn cứ Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trình tự, thủ tục giải thể công ty hợp danh thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp phải thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Lý do giải thể; Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; Họ, tên, chữ ký Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể, doanh nghiệp tiến hành gửi Hồ sơ thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Nghị quyết, quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên;
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có).
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có); kèm theo bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ cá nhân của người được ủy quền.

Bước 3: Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giải thể công ty hợp danh”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488