Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì? Các quan hệ pháp luật tranh chấp trong tố tụng dân sự gồm những quan hệ tranh chấp nào? Đặc điểm của quan hệ giải quyết tranh chấp ra sao? Quý độc giả hãy cùng Luật Đại Nam làm rõ qua nội dung sau đây nhé.

Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì ?

Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì ?

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Thứ nhất, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí: quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của con người, nó được hình thành thông qua hoạt động có ý chí của con người. Ý chí trong quan hệ pháp luật được thể hiện bao gồm ý chí nhà nước và ý chí của các bên chủ thể quan hệ đó trong sự phù hợp với ý chí nhà nước.

Pháp luật, công cụ điều chỉnh luôn chứa đựng ý chí nhà nước. Thông qua quy phạm pháp luật, mệnh lệnh của nhà nước được đặt ra đối với các bên tham gia quan hệ pháp luật, họ có thể làm gì, phải làm gì, làm như thế nào… Đây là cách thức xử sự phải tuân theo khi họ tham gia quan hệ pháp luật.

Các bên tham gia quan hệ pháp luật bày tỏ ý chí của mình bằng việc tiến hành các hoạt động hoạt động nhất định trên cơ sở cách thức xử sự mà quy phạm đã nêu. Tùy theo khả năng của mình thành con người có ích cho xã hội phù hợp với pháp luật và đồng thời thỏa mãn nhu cầu của họ.

Thứ hai, các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện. Có thể là các bên được phép hoặc bắt buộc phải tiến hành những xử sự nào đó, những xử sự này do pháp luật quy định, đó là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật.

Bằng xử sự thực tế của mình, các bên tham gia quan hệ pháp luật đã cụ thể hóa các cách xử sựu mà quy phạm đã nêu thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cho mình. Trong trường hợp các bên thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà nhà nước đã dự kiến trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Phân loại quan hệ pháp luật

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của qua hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, quan hệ pháp luật được phân chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật đất đai…

Căn cứ vào tính xác định của các bên tham gia quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ mà một bên của quan hệ là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Bên tham gia quan hệ được xác định là bên có quyền, các bên kia của quan hệ có nghĩa vụ tôn trọng các quyền này và không được vi phạm. Trong quan hệ pháp luật tương đối, các bên tham gia quan hệ pháp luật đều được xác định cụ thể, trong đó chỉ rõ cá nhân, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau.

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Đại Nam

  • Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự trên các lĩnh vực;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan để giải quyết;
  • Đại diện cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa án;
  • Liên hệ Tòa án và các cơ quan nhà nước khác trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trinh giải quyết.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quan hệ pháp luật tranh chấp là gì ?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Cách tính án phí trong vụ án dân sự

Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án

Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai cần thủ tục gì ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488