Quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở từ 01/7/2024. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023
Quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau:
– Phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
– Hỗ trợ lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng khác ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
– Phối hợp với đoàn thể, tổ chức quần chúng tự quản ở cơ sở, hòa giải viên cơ sở, lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giải quyết vụ việc về an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Quy định về thẩm quyền của người đứng đầu tạm đình chỉ công tác cấp dưới
Nguyên tắc phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, nguyên tắc phối hợp, hỗ trợ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau:
– Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
– Chấp hành sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong quá trình phối hợp, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ;
– Phát huy trách nhiệm của công dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật;
– Công an cấp xã chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Quan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Tại khoản 1 Điều 5 Luật Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, quan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
– Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
– Quan hệ giữa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở cơ sở là quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lưu ý: Đối với huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an huyện thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an cấp xã theo quy định của Luật Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023.
Xem thêm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở từ 01/7/2024. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM