Mỗi một mô hình doanh nghiệp lại có những cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý khác nhau dựa trên những quy định của pháp luật liên quan. Ngoài hội đồng quản trị trong công ty cổ phần thì chúng ta còn biết đến hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc về Quy định pháp luật về hội đồng thành viên
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
Hội đồng thành viên là gì?
Hội đồng thành viên công ty là những người có quyết định cần thiết với các công việc điều hành và quản lý tổ chức dựa theo điều lệ đã được đề ra khi xây dừng tổ chức. Là cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức. Hội đồng thành viên được áp dụng đối với các có từ 2 thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Với các hình thức quản lý gồm hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên tổ chức, là cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức. Điều lệ tổ chức quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
Quy định pháp luật về hội đồng thành viên
Điều kiện trở thành thành viên của Hội đồng thành viên
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn. Cụ thể, khi cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thành viên của Hội đồng thành viên là cá nhân; thì phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Trừ đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp; theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Thành viên Hội đồng thành viên là tổ chức – pháp nhân thương mại; thì không được là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
- Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị; biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp; sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
- Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ; tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với người đại diện theo pháp luật và người quản lý công ty; nếu có vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty (nếu có).
- Trường hợp thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; thì có quyền
Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ; và Điều lệ công ty không quy định khác; thì nhóm thành viên còn lại có quyền như thành viên sở hữu từ 10% trở lên.
Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên được quy định rất đầy đủ và chi tiết trong luật doanh nghiệp 2020. Ngoài các quyền như đã nêu ở trên; thành viên hội đồng thành viên có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 50 như sau:
- Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức; trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Tuân thủ Điều lệ công ty.
- Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
- Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây: Vi phạm pháp luật; Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Vai trò, vị trí của Hội đồng thành viên
Với thành phần là các đồng chủ sở hữu, Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Mọi nghị quyết, quyết định hợp pháp của Hội đồng thành viên luôn có giá trị ràng buộc với các cơ quan, cá nhân khác trong công ty.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định pháp luật về hội đồng thành viên. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì