Quy định pháp luật về thị thực rời

by Hồng Hà Nguyễn

Thị thực rời là gì? Pháp luật quy định như thế nào về thị thực rời? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Quy định pháp luật về thị thực rời

Quy định pháp luật về thị thực rời

Căn cứ pháp lý

  •  Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014

Thị thực rời là gì?

Thị thực rời là một hình thức của thị thực bên cạnh thị thực cấp vào hộ chiếu và thị thực điện tử.

Thị thực rời được cấp trong trường hợp nào?

Theo Điều 11 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thị thực được cấp rời trong các trường hợp sau:

– Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.

– Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

– Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

– Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

>> Xem thêm: Hộ chiếu công vụ là gì ?

Cấp thị thực rời tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài

(1) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.

(2) Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sau khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.

(3) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:

– Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;

– Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

(4) Sau khi cấp thị thực đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488