Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

by Lê Vi

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi thành lập và bắt đầu kinh doanh, đều phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhiều người vẫn thắc mắc làm sao để làm giất chứng nhận đăng ký kinh doanh? Thủ tục làm có khó hay không? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021 ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện; loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.”

Như vậy, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư; và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện; thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà DN phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; yêu cầu về vốn pháp định; hoặc yêu cầu khác.

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Tên công ty: Mục này sẽ bao gồm tên công ty được viết bằng tiếng việt, tên công ty được viết bằng tiếng anh và tên công ty viết tắt;
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính bao gồm: Địa chỉ địa lý của công ty theo đăng ký, số điện thoại của công ty, địa chỉ website, địa chỉ fax và địa chỉ email của công ty;
  • Vốn điều lệ của công ty được viết bằng số và chữ;
  • Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: doanh nghiệp muốn được cấp giấy chứng nhận ĐKKD thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Tên của DN được đặt theo đúng quy định;
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đúng quy định;
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận 

Theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành:

Đối với các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH (bao gồm cả công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên), công ty cổ phần, công ty hợp danh thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thuộc về Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

Trường hợp đăng ký hộ kinh doanh cá thể, thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận ĐKKD

Hiện nay, pháp luật không quy định về thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp phá sản hay giải thể, sau khi hoàn tất thủ tục, giấy chứng nhận ĐKKD sẽ không còn giá trị.

Có thể tra cứu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại đâu?

Nếu bạn đã thành lập doanh nghiệp thành công, bạn có thể tra cứu GCN đăng ký kinh doanh, thông tin doanh nghiệp của mình tại trang web cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Ý nghĩa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Việc đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng như là một dạng văn bản pháp lý đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày ĐKKD lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.

Giấy này được nhà nước chứng thực năng lực, công việc kinh doanh cho doanh nghiệp.

Phân biệt Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Về ý nghĩa pháp lý

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước; là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
  • Giấy phép kinh doanh là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước; là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp.

Về điều kiện để được cấp Giấy phép/ Giấy chứng nhận

Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với Giấy phép kinh doanh:

  • Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất; về vốn pháp định; về chứng chỉ hành nghề;…

Về thủ tục

Đối với Giấy phép KD bao gồm:

  • Thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.
  • Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp; hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về thời hạn tồn tại

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy phép kinh doanh: Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488