Quy định về kinh doanh thuốc thú y

by Vũ Khánh Huyền

Xuất phát từ vai trò quan trọng nêu trên, nên vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc thú y ngày càng tăng nhiều, từ đó các cơ sở kinh doanh thuốc thú y cũng dần được phát triển. Ở bài viết này, Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho các khách hàng một số thông tin cần thiết liên quan đến việc kinh doanh thuốc thú y.

Quy định về kinh doanh thuốc thú y

Quy định về kinh doanh thuốc thú y

Thế nào là kinh doanh thuốc thú y?

Thuốc thú y là gì?

Theo khoản 21 Điều 3 Luật Thú y 2015 định nghĩa thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật.

Thế nào là kinh doanh thuốc thú y? Ví dụ?

Kinh doanh thuốc thú y là hoạt động đầu tư, sản xuất, buôn bán các loại dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm tạo ra lợi nhuận.

Thuốc thú y có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe động vật và ảnh hưởng gián tiếp đến con người, vậy nên để kinh doanh sản phẩm này, các cơ sở phải thỏa mãn điều kiện hành nghề được quy định.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp giải thể có được hoàn thuế không

Điều kiện hành nghề kinh doanh thuốc thú y

– Điều 108 Luật Thú y 2015 quy định, đối với cá nhân hành nghề thú y phải đáp các điều kiện bao gồm:

  • Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
  • Có đạo đức nghề nghiệp;
  • Có đủ sức khỏe hành nghề.

– Tổ chức muốn hành nghề thú y thì phải có cá nhân đáp ứng các yêu cầu trên và có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật.

– Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân hành nghề kinh doanh thuốc thú y còn phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn theo khoản 3, 4, 5 Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP như sau:

  • Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
  • Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được quy định như sau:
  • Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học;
  • Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.
  • Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y được quy định như sau:
  • Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược;
  • Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học.

– Tương tự như các ngành nghề khác, việc kinh doanh thuốc thú y sẽ đặt ra quyền và nghĩa vụ đối với chủ thể kinh doanh. Việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ sẽ giúp các chủ thể kinh doanh vừa có thể tìm kiếm lợi nhuận, vừa góp phần đảm bảo trật tự thị trường.

Quyền và nghĩa vụ đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y

Điều 113 Luật Thú y 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y như sau:

  • Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có quyền:
  • Được hành nghề theo nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
  • Được đào tạo, tập huấn nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ thú y;
  • Được Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.
  • Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y có nghĩa vụ:
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật có liên quan trong hành nghề; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong hành nghề thú y;
  • Cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; tuân thủ và tham gia các hoạt động về thú y khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Quyền và nghĩa vụ sẽ phát sinh sau khi việc kinh doanh thuốc y được đăng ký một cách hợp pháp. Ngoài vấn đề phải đảm bảo các điều kiện thì chủ thể kinh doanh còn phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục.

Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thuốc thú y

– Về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y, khoản 2 Điều 96 Luật Thú y 2015 quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y cho Cục Thú y;
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú ý, khoản 2 Điều 97 Luật Thú y 2015 quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh kiểm tra điều kiện của cơ sở buôn bán thuốc thú y, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Bên cạnh các hiểu biết cơ bản về kinh doanh thuốc thú y nêu trên, NPLaw xin giải đáp một số thắc mắc mà các bạn đọc thường gặp phải xung quanh vấn đề dưới đây.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về kinh doanh thuốc thú y”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488