Quy định về thuế hộ kinh doanh nhà thuốc

by Vũ Khánh Huyền

Thuế luôn là vấn đề mà mọi chủ cơ sở kinh doanh cần phải quan tâm. Đối với nhà thuốc, thuế hộ kinh doanh nhà thuốc được vận hành như thế nào? Chắc hẳn nhiều dược sĩ còn chưa hiểu rõ và nắm bắt được các loại thuế của nhà thuốc. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Quy định về thuế hộ kinh doanh nhà thuốc

Quy định về thuế hộ kinh doanh nhà thuốc

1. Điều kiện đóng các loại thuế của nhà thuốc

Vẫn đang còn nhiều người chưa hiểu rõ về cách thức tính thuế của nhà nước đối với cá thể kinh doanh và hộ kinh doanh. Có phải chỉ cần đăng ký kinh doanh thì đều phải đóng thuế hay không? Hay kinh doanh lỗ, hoặc lợi nhuận ít cũng vẫn phải đóng? Luật Đại Nam sẽ giải đáp giúp bạn.

Theo quy định của Luật Thuế, bạn sẽ chỉ phải nộp thuế khi cơ sở kinh doanh có mức doanh thu hàng năm tối thiểu từ 100.000.000 đồng. Nếu thấp hơn con số này, bạn sẽ không cần phải đóng thuế.

Các loại thuế của nhà thuốc sẽ gồm 3 loại, đó là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

>> Xem thêm: Mã số thuế hộ kinh doanh có phải là mã số thuế cá nhân không ?

2. Thuế môn bài nhà thuốc

Các đối tượng phải nộp thuế môn bài bao gồm:

  • Doanh nghiệp thành lập dựa trên quy định của pháp luật.
  • Tổ chức được thành lập dựa trên quy định của Luật Hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp khác được thành lập dựa trên quy định của pháp luật.
  • Các tổ chức kinh tế thuộc tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp hoặc đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Các tổ chức khác thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  • Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các tổ chức nêu trên.
  • Cá nhân, tập thể, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, nhà thuốc cũng thuộc các đối tượng trên và thuế môn bài là một trong các loại thuế bắt buộc của nhà thuốc.

Mức đóng lệ phí môn bài được cập nhật mới nhất 2023 đối với nhà thuốc là cá nhân hoặc hộ kinh doanh như sau:

  • Tổng doanh thu từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng/năm: nộp lệ phí 300.000 đồng/năm.
  • Tổng doanh thu từ 300.000.000 – 500.000.000 đồng/năm: nộp lệ phí 500.000 đồng/năm.
  • Tổng doanh thu trên 500.000.000 đồng/năm: nộp lệ phí 1.000.000 đồng/năm.

3. Thuế giá trị gia tăng nhà thuốc

Thuế giá trị gia tăng là cái tên thứ hai trong danh sách các loại thuế của nhà thuốc.

Theo Điều 2 của Luật thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi năm 2013 và 2016, thuế giá trị gia tăng được hiểu là thuế dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng.

Có 3 mức thuế suất giá trị gia tăng gồm: 0%, 5% và 10%. Đối với kinh doanh thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thiết bị y tế, sản phẩm hóa dược và dược liệu, mức thuế giá trị gia tăng được áp dụng là 5%.

Nhà thuốc có thể đóng thuế theo 2 cách: mức thuế khoán ổn định trong 6 tháng hoặc thuế tính trực tiếp dựa trên việc kê khai thu nhập theo tháng hoặc quý.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng của nhà thuốc:

Thuế GTGT = biểu GTGT trên doanh thu (do Cục Thuế ban hành) * doanh thu * 5%

4. Thuế thu nhập cá nhân của nhà thuốc

Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = tỷ lệ thu nhập phải chịu thuế (do Cục Thuế ban hành) * doanh thu

Mức thuế phải đóng được phân theo cấp bậc như sau:

Bậc Thu nhập/ tháng Mức thuế phải nộp/tháng trong tổng số thu nhập tháng
1 Dưới 5 triệu đồng *5%
2 Lớn hơn 5 – 10 triệu đồng *10% – 0.25 triệu
3 Lớn hơn 10 – 18 triệu đồng *15% – 0.75 triệu
4 Lớn hơn 18 – 32 triệu đồng *20% – 1.65 triệu
5 Lớn hơn 32 – 52 triệu đồng *25% – 3.25 triệu
6 Lớn hơn 52 – 80 triệu đồng *30% – 5.85 triệu
7 Lớn hơn 80 triệu đồng *35% – 9.85 triệu

Đối với việc xin miễn giảm thuế, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nghỉ kinh doanh trong 15 ngày liên tục trở lên (giảm 50% thuế phải nộp), nghỉ cả tháng không kinh doanh thì sẽ được miễn thuế cả tháng. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh sẽ phải có minh chứng là đơn đề nghị miễn giảm thuế được xác nhận bởi Chi cục thuế của khu vực. Nếu xin miễn giảm thuế vì lý do trên nhưng vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định.

5. Hướng dẫn đăng ký mã số thuế để đóng các loại thuế của nhà thuốc

Hiện nay, có 02 cách để đăng ký mã số thuế cho nhà thuốc:

Một là, đăng ký mã số thuế trực tiếp tại Cơ quan Thuế.

Bạn cần một bộ hồ sơ bao gồm tờ khai đăng ký thuế theo mẫu và bản sao hợp lệ CCCD/CMT/Hộ chiếu sau đó nộp tại Cục thuế nơi bạn mở cơ sở kinh doanh. Sau khi hồ sơ được cục xử lý, bạn sẽ nhận được mã số thuế của mình.

Hai là, đăng ký mã số thuế bằng hình thức online.

Chủ nhà thuốc cần truy cập vào website Cổng giao dịch điện tử trực thuộc Tổng cục Thuế. Tiến hành đăng nhập, click vào dòng chữ “Đăng ký thuế” và điền những thông tin được yêu cầu. Bạn sẽ nhận được mã số thuế của mình qua email hoặc có thể tự tra cứu được trên cổng giao dịch.

6. Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Quy định thuế hộ kinh doanh nhà thuốc “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh từ A-Z

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488