Quy định về xử phạt giấy phép mạng xã hội

by Vũ Khánh Huyền

Việc xin giấy phép mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro pháp lý, khi triển khai những dịch vụ và mô hình kinh doanh mới theo xu hướng công nghệ số. Để các đơn vị có được sự bảo đảm về mặt pháp lý, nhà nước đã ban hành những quy định về xử phạt giấy phép mạng xã hội. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục cấp giấy phép mạng xã hội, Luật Đại Nam sẽ dành riêng bài viết này để giải đáp những thắc mắc của Quý doanh nghiệp.

Quy định về xử phạt giấy phép mạng xã hội

Quy định về xử phạt giấy phép mạng xã hội

Mạng xã hội là gì?

Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về khái niệm mạng xã hội như sau:

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội như sau:

– Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;

– Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

– Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;

– Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;

– Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

– Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP khi có yêu cầu;

– Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp Luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội;

– Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội

Thành phần hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội;

– Bản sao hợp lệ gồm bảo sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác; Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể). Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên mạng xã hội;

– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép;

– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

Không xin giấy phép mạng xã hội bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định của Điều 63 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện được Chính phủ ban hành ngày 15/01/2014 quy định về hành vi không xin giấy phép mạng xã hội bị xử phạt thế nào, cụ thể như sau:

1/ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đề nghị cấp lại khi giấy phép thiết lập trang mạng xã hội đã bị mất hoặc bị hư hỏng.

2/ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập trang không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

3/ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

4/ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép thiết lập mạng xã hội năm 2023 của Luật Đại Nam

  • Tư vấn điều kiện hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép thiết lập mạng xã hội
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép thiết lập mạng xã hội
  • Soạn thảo hồ sơ hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép thiết lập mạng xã hội
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ 
  • Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ 
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ được chấp thuận
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về xử phạt giấy phép mạng xã hội. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ làm thủ tụcTất cả các ý kiến tư vấn vấn đề “Quy định về xử phạt giấy phép mạng xã hội” đều dựa trên pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Hồ sơ xin cấp giấy phép mạng xã hội

Chi phí xin giấy phép mạng xã hội

Thủ tục đăng ký giấy phép mạng xã hội

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488