Hiện nay, đa số các dự án đầu tư đều được đăng ký tại Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi thực hiện dự án. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt, ngoài được sự phê duyệt của Sở Kế hoạch – Đầu tư thì dự án cũng phải nhận được sự phê duyệt của các cơ quan cấp trên như Ủy Ban Nhân dân, Chính Phủ, hoặc Quốc hội. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Quy trình xin dự án đầu tư xây dựng
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng là gì được căn cứ theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 có giải thích như sau:
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hay sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn, cũng như chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án cần được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hay Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng hiện nay
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
- Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Dự án nào phải xin chủ trương đầu tư
Dự án phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội
Các dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường:
- Hoạt động xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
- Chuyển mục đích sử dụng đất của: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên.
- Chuyển mục đích sử dụng của rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên.
- Chuyển mục đích sử dụng của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên.
- Chuyển mục đích sử dụng của rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.
Các dự án liên quan đến cấp và cho thuê đất:
- Nhà đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên, quy mô từ 500 héc ta.
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác.
Các dự án khác:
- Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trường hợp phải xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Dự án đầu tư liên quan đến di cư dân số:
- Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác.
Các dự án khác:
- Xây dựng và kinh doanh lĩnh vực cảng hàng không; vận tải hàng không.
- Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia.
- Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí.
- Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino.
- Sản xuất thuốc lá điếu.
- Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế.
- Xây dựng và kinh doanh sân gôn.
- Dự án không thuộc trường hợp trên có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên.
- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài.
- Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phải xin chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các dự án liên quan đến cấp và cho thuê đất
- Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
- Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng được thực hiện như thế nào?
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
- Việc đầu tiên trong giai đoạn này là quy trình xin chủ trương đầu tư.
- Tiếp theo là quy trình quy hoạch
- Cuối cùng là quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.
Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng
- Trong giai đoạn này bạn cần phải khảo sát xây dựng.
- Sau khảo sát là đầu tư xây dựng.
- Cuối cùng là thi công xây dựng và kết thức dự án.
Bây giờ bạn hãy tìm hiểu chi tiết về 2 giai đoạn chính trên của xây dựng Kim Thành Vina
Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Quy trình xin dự án đầu tư xây dựng
- Nghiên cứu về quy mô nơi chuẩn bị đầu tư.
- Khảo sát thị trường nơi chuẩn bị đầu tư.
- Tìm kiếm khu đất thích hợp để đầu tư.
- Tìm tất cả thông tin về khu đất, về việc thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
- Lên phương án – kế hoạch đầu tư và địa điểm quy hoạch một cách chi tiết.
- Xin chủ đầu tư và đợi văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh và thành phố.
Quy trình quy hoạch
Đối với dự án chưa được quy hoạch.
- Thứ nhất phải xin giấy cấp giấy phép quy hoạch.
- Thứ 2 là lập bảng quy hoạch chi tiết 1/2000.
- Thứ 3 các dự án đã quy hoạch 1/2000.
- Thứ 4 thỏa thuận quy hoạch theo kiến trúc.
- Thứ 5 lập quy hoạch chi tiết 1/500.
Với dự án đã quy hoạch rồi 1/500
- Việc đầu tiên là làm thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch.
- Sau đó thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.
- Tiếp đến là phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.
Quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.
- Làm hồ sơ, giấy tờ xin giao đất, thuê đất.
- Chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận địa điểm đầu tư.
- Lập phương án tổng thể về bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho người dân.
- Thu hồi đất.
- Thành lập hội đồng bồi thường: lập phương án và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân.
Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng
Khảo sát xây dựng.
- Khảo sát sơ bộ, phục vụ cho công tác báo cáo – đầu tư.
- Khảo sát chi tiết phục vụ cho việc thiết kế.
- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
- Lựa chọn nhà thầu giám sát xây dựng.
- Lập và phê duyệt phương án kĩ thuật và tiến hành khảo sát xây dựng.
- Giám sát công tác khảo sát xây dựng và khảo sát bổ sung ( nếu có ).
- Nghiệm thu và lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
Đầu tư xây dựng
- Xác định phương án kiến trúc.
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.
- Báo cáo kinh tế kĩ thuật đối với công trình từ 15 tỉ trở lên.
- Đánh giá thật chi tiết tác động của môi trường, công tác phòng chữa cháy, điện nước, chiều cao tĩnh không, kiến trúc, quy hoạch.
- Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở.
- Duyệt dự án đầu tư và cấp phép xây dựng.
- Đầu thầu xây dựng.
- Lựa chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế và quản lí dự án.
- Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
- Thiết kế xây dựng: thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
- Lựa chọn nhà thầu, đơn vị thiết kế, lập bản thiết kế, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, thay đổi ( nếu có ) và cuối cùng là nghiệm thu.
Thi công xây dựng và kết thúc dự án.
- Lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thẩu giám sát.
- Tiến hành thi công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu.
- Hoàn công.
- Kiểm toán, quyết toán.
- Chứng nhận sở hữu công trình.
- Bảo hành và đưa công trình đi vào sử dụng.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy trình xin dự án đầu tư xây dựng. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: