Quyết toán thuế cho doanh nghiệp

by Luật Đại Nam

Nộp thuế vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đối với Nhà nước. Để hoàn thành quyền và nghĩa vụ tài chính này các cá nhân, tổ chức phải thực hiện việc quyết toán thuế với cơ quan thuế. Vậy, quyết toán thuế được hiểu như thế nào? Quyết toán thuế cho doanh nghiệp ra sao? Khi nào quyết toán thuế với cơ quan thuế? Luật Đại Nam sẽ giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế là việc kiểm tra, tập hợp toàn bộ những nội dung công việc đã làm của một cá nhân, tổ chức với một đơn vị nào đó về khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ,…

Theo ngôn ngữ chuyên ngành kế toán thì quyết toán thuế là xác định số liệu kế toán của đơn vị, của cá nhân kinh doanh trong một kỳ, một giai đoạn nào đó.

Như vậy, quyết toán thuế được hiểu là việc kiểm tra, xác định lại số liệu liên quan đến thuế của doanh nghiệp, của cá nhân với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyết toán thuế bao gồm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế giá trị gia tăng, quyết toán thuế nhập khẩu,….

Trong phạm vi bài chia sẻ này, Luật Đại Nam chỉ giới hạn chia sẻ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

quyet-toan-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-2

Quyết toán thuế doanh nghiệp

Đối tượng quyết toán thuế?

Các đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật bao gồm:

– Cá nhân phải thực hiện quyết toán thuế mà mình được nhận từ tiền lương, tiền công.

Cá nhân bao gồm cá nhân là người Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quyết toán cho phần thu nhập là tiền lương, tiền công của người lao động mà doanh nghiệp đã chi trả.

Nếu tổ chức chi trả thu nhập bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu, giải thể hay phá sản thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và các chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu, giải thể hay phá sản.

– Cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức, doanh nghiệp chi trả tiền thực hiện quyết toán thay cho mình trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định:

+ Cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, doanh nghiệp và đang làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp, cá nhân được chuyển từ tổ chức cũ sang tổ chức mới hình thành và cá nhân không phát sinh nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công tại nơi khác thì được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức mới.

+ Cá nhân được điều chuyển giữa các tổ chức cùng một hệ thống như tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con, trụ sở chính – chi nhánh thì được quyền ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức mới.

quyet-toan-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-3

Quyết toán thuế doanh nghiệp

Khi nào quyết toán thuế?

Các cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công khi:

– Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm;

– Cá nhân nộp thừa số thuế và có nhu cầu được hoàn, bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;

– Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm thuế thuộc trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo theo quy định;

– Cá nhân là người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam phải thực hiện quyết toán thuế trước khi xuất cảnh về nước.

Vậy, tổ chức, doanh nghiệp khi nào quyết toán thuế thu nhập cá nhân?

Tổ chức, doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân không phụ thuộc vào việc có phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ thuế và theo ủy quyền của các cá nhân có thu nhập từ nguồn lương của tổ chức, doanh nghiệp.

Tổ chức, doanh nghiệp không được thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không phát sinh chi trả tiền lương, tiền công hoặc tổ chức, doanh nghiệp có phát sinh chi trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế.

Lưu ý: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là quyết toán các khoản thuế của cá nhân trong một năm tài chính nhưng cá nhân, tổ chức có thể quyết toán chậm nhất là ngày 31/3 của năm sau. Nếu ngày 31/3 vào ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày đó.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại là gì?

quyet-toan-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-4

Quyết toán thuế doanh nghiệp

Có quyết toán thuế thu nhập cá nhân online được không?

Hiện nay, có hai hình thức quyết toán thuế là quyết toán trực tiếp tại trụ sở của cơ quan thuế và quyết toán trực tuyến.

Như vậy, cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân online mà không cần đến trực tiếp cơ quan thuế.

Khi quyết toán thuế online, các cá nhân, tổ chức cần truy cập vào hệ thống trực tuyến của cơ quan thuế theo địa chỉ: http://thuedientu.gdt.gov.vn và đăng nhập thông tin theo mã số thuế và cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Các cá nhân, tổ chức lựa chọn “Quyết toán thuế” sau đó chọn “Kê khai trực tuyến”, nhập các thông tin bắt buộc trên giao diện hệ thống và chọn cơ quan thuế quyết toán.

Cá nhân, tổ chức nhập dữ liệu tờ khai quyết toán, kiểm tra lại thông tin dữ liệu trước khi bấm “in và gửi tờ khai”.

Cuối cùng, cá nhân, tổ chức nhập mã kiểm tra và hoàn thành thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân online.

Hoặc các cá nhân, tổ chức có thể tải phần mềm HTKK mới nhất của Tổng cục thuế để kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là toàn bộ bài chia sẻ của chúng tôi. Hy vọng với bài viết này, Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về quyết toán thuế và trả lời được câu hỏi khi nào quyết toán thuế.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488