Sáp nhập doanh nghiệp có làm chấm dứt hiệu lực MST?

by Hồng Hà Nguyễn

Sáp nhập doanh nghiệp có làm chấm dứt hiệu lực MST hay không và những vấn đề pháp lý liên quan được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng tìm hiểu vấn đề này.

Sáp nhập doanh nghiệp có làm chấm dứt hiệu lực MST?

Sáp nhập doanh nghiệp có làm chấm dứt hiệu lực MST?

Căn cứ pháp lý

  •  Luật Quản lý thuế 2019
  •  Thông tư 105/2020/TT-BTC

Sáp nhập doanh nghiệp có làm chấm dứt hiệu lực mã số thuế không?

Căn cứ Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định:

Tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Từ những quy định trên thì việc sáp nhập doanh nghiệp sẽ làm chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp bị sáp nhập.

Đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập thì được giữ nguyên mã số thuế.

Như vậy, nếu doanh nghiệp bên anh là đơn vị nhận sáp nhập thì vẫn được giữ nguyên mã số thuế.

Trường hợp doanh nghiệp bên anh là đơn vị bị sáp nhập thì phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký mã số thuế online 2024

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:

a) Tổ chức bị sáp nhập:

Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này.

Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định:

3. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh là Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ khác như sau:

a) Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập.

b) Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và hợp tác xã là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như đã phân tích ở trên thì trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Dịch vụ tư vấn Hướng dẫn đăng ký thuế hộ kinh doanh của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Quy định nộp thuế đăng ký hộ kinh doanh;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế hộ kinh doanh ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế hộ kinh doanh;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488