So sánh vốn tự có và vốn điều lệ

So sánh vốn tự có và vốn điều lệ

by Lê Vi

Vốn là yếu tố quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, là yếu tố không thể thiếu để thực hiện bất kì hoạt động kinh doanh nào. Vốn càng lớn thì tiềm lực của doanh nghiệp càng lớn, nó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quуết định đầu tư ᴠà tham gia ᴠào các lĩnh ᴠực kinh doanh mới. Trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp, vốn được chia thành vốn tự có (hay vốn chủ sở hữu) và vốn điều lệ. Vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về So sánh vốn tự có và vốn điều lệ

So sánh vốn tự có và vốn điều lệ

So sánh vốn tự có và vốn điều lệ

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật đầu tư 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Vốn tự có là gì?

Định nghĩa của vốn tự có

“Vốn tự có” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành Ngân hàng, với mục đích chỉ nguồn lực tự có mà ngân hàng đang làm chủ sở hữu. Loại vốn này được sử dụng để hoạt động kinh doanh theo luật định của nhà nước.

Vốn tự có có khả năng gây được lòng tin đối với những khách hàng tiềm năng. Nếu doanh nghiệp xảy ra sự cố thì loại vốn này cũng sẽ duy trì thanh toán trong thời gian dài.

Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng năm 2010, vốn tự có được hiểu như sau: Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy có thể thấy thuật ngữ vốn tự có có tính đặc thù, được sử dụng ở trong lĩnh vực tín dụng, mà phổ biến hơn cả là ngân hàng. Mục đích thể hiện được nguồn lực tự có mà ngân hàng đang làm chủ sở hữu, hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Đặc điểm của vốn tự có

Có tính ổn định cao

Vốn tự có chính là nguồn vốn ổn định nhất và luôn tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt quá trình hoạt động. Trong lĩnh vực ngân hàng, vốn tự có là tiêu chí để đánh giá quy mô cũng như nguồn lực của ngân hàng.

Chiếm chiếm tỷ lệ nhỏ

Vốn tự có trên thực tế chỉ chiếm khoảng 8% đến 10% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên đây là loại vốn có vai trò vô cùng quan trọng và là cơ sở để hình thành tất cả các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó, vốn tự có cũng là bảo chứng và đại diện cho sự uy tín của một ngân hàng.

Thể hiện quy mô của ngân hàng

Vốn tự có sở hữu khả năng quyết định quy mô của một ngân hàng. Cụ thể từ chỉ số của vốn sẽ xác định được giới hạn huy động vốn. Vốn tự có cũng là cơ sở xác thực nhất để cơ quan quản lý xác định được tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệ là gì?

Định nghĩa của vốn điều lệ

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ được định nghĩa như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Đặc điểm của vốn điều lệ

Về tài sản góp vốn

Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp, tài sản góp vốn có thể là các loại tài sản sau:

  • Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Về số vốn điều lệ

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế mức vốn tối đa doanh nghiệp được phép đăng ký hay mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần đáp ứng. Trừ một số trường hợp đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định.

Về thời hạn góp vốn

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà thời hạn góp vốn khác nhau.

So sánh vốn tự có và vốn điều lệ

Điểm giống nhau vốn tự có và vốn điều lệ

Có thể thấy rằng, giữa vốn tự có và vốn điều lệ có những điểm giống nhau như sau:

  • Đều là khoản tiền của bản thân doanh nghiệp, nguồn hình thành xuất phát từ tài sản góp của các nhà sáng lập.
  • Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.
  • Trong lĩnh vực ngân hàng, vốn tự có là giá trị thực của vốn điều lệ
  • Là cơ sở xác định điều kiện trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được quy định bởi pháp luật.

Phân biệt vốn tự có và vốn điều lệ

Là hai thuật ngữ khác nhau nên chắc chắn bản chất chúng sẽ có những điểm khác biệt. Bên cạnh những điểm giống ở trên, vốn tự có và vốn điều lệ sẽ có những điểm khác như sau:

Về cách sử dụng

Vốn tự có như đề cập ở trên là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Ngành ngân hàng là một lĩnh vực đặc thù bởi mô hình hoạt động có sức ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế. Chính vì thế, không sử dụng vốn tự có cho các doanh nghiệp không phải là ngân hàng/ tổ chức tín dụng không thực hiện hoạt động ngân hàng.

Về cơ sở pháp lý

Vốn điều lệ được điều chỉnh trong luật Doanh nghiệp năm 2020.

Vốn tự có được điều chỉnh trong luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Về hình thức

Vốn tự có không được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ngân hàng, vốn tự có là giá trị thực của vốn điều lệ. Trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ ghi vốn điều lệ.

Vốn điều lệ được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về thời điểm hình thành

Vốn tự có chỉ xuất hiện khi có tài sản thực được góp vào ngân hàng.

Vốn điều lệ hình thành khi tài sản đã góp hoặc mới chỉ cam kết sẽ góp vào doanh nghiệp

Về chức năng

Vốn tự có
  • Chức năng bảo vệ: giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh. Khi ngân hàng/tổ chức tín dụng bị phá sản, vốn tự có được dùng để chi trả cho khách hàng.
  • Chức năng điều chỉnh: các cơ quan quản lý thông qua điều chỉnh các quy định tác động đến vốn tự có nhằm điều tiết kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình hoạt động.
  • Chức năng hoạt động: thể hiện ở chỗ nguồn vốn này được sử dụng để ngân hàng gia tăng lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào các danh mục tài sản thanh khoản cao.
Vốn điều lệ
  • Là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty.
  • Là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Vốn điều lệ còn là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: So sánh vốn tự có và vốn điều lệ. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488