Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh?

by Lê Quỳnh

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau khi thành lập. Vì vậy, trước khi quyết định đăng ký thành lập doanh nghiệp mỗi nhà đầu tư vẫn nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng. Bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ làm rõ câu hỏi Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh? để từ đó giúp quý bạn đọc có cái nhìn bao quát hơn về hộ kinh doanh.

Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh

Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bộ luật dân sự 2015.

Khái niệm hộ kinh doanh

Cho đến thời điểm hiện tại pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ về khái niệm của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP để hiểu đơn giản về hộ kinh doanh như sau:

– Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Đặc điểm là nét đặc trưng, riêng biệt của đối tượng cần nghiên cứu. Đặc điểm cũng đồng thời là yếu tố dùng để nhận diện đối tượng, cũng như có thể so sánh với đối tượng khác về cả bản chất lẫn tính trạng.

Vậy đặc điểm của hộ kinh doanh là gì? Có thể khái quát về đặc điểm của hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể để có thể được pháp luật Việt Nam công nhận là có tư cách pháp nhân thì phải:

– Được thành lập hợp pháp.

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

  • Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh

Tại khoản 1 Điều 79/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Theo đó, trong quá trình kinh doanh nếu phát sinh các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính; thì cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

  • Nghề nghiệp của hộ kinh doanh mang tính chất thường xuyên

Tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có ghi rõ: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. “

Ngoài ra, hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được hiểu là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

Theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau tuy nhiên bắt buộc phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh. Đồng thời phải tiến hành thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh?

Thành lập hộ kinh doanh sẽ là lựa chọn tốt của nhà đầu tư bởi các lý do sau đây:

  • Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, đơn giản và cơ cấu tổ chức đơn giản dễ quản lý. Rất phù hợp với những cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ.
  • Nghĩa vụ đóng thuế của hộ kinh doanh ít và đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 03 loại thuế là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
  • Thủ tục đăng ký thuế và kê khai thuế đơn giản hơn.
  • Chế độ sổ sách, chứng từ và kế toán của hộ kinh doanh đơn giản hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, một vấn đề luôn luôn tồn tại hai mặt. Ngoài những ưu điểm trên hộ kinh doanh cũng tồn tại những hạn chế như:

  • Hộ kinh doanh không được mở chi nhánh và văn phòng đại diện.
  • Khi có vấn đề trong hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn.
  • Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, trước khi thành lập hộ kinh doanh quý khách hàng cần tìm hiểu kỹ các thông tin về loại hình này để từ đó xem xét tính phù hợp với dự định của bản thân.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề “Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh?”. Mọi vướng mắc quý độc giả vui lòng liên hệ đến:

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488