Thành lập công ty bất động sản tại Việt Nam như thế nào

by Luật Đại Nam

Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về quy trình thành lập công ty bất động sản tại Việt Nam ở bài viết dưới đây!

Thành lập công ty bất động sản tại Việt Nam như thế nào?

Thành lập công ty bất động sản tại Việt Nam như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Điều kiện kinh doanh bất động sản về vốn pháp định

Theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định điều kiện về vốn pháp định khi đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản

“Điều 10. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng  phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
  3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Có rất nhiều tổ chức, cá nhân khi đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản như: Mua bán, cho thuê bất động sản, nhà phố, căn hộ, mặt bằng…thì yêu cầu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ và vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng (trước đây là 6 tỷ đồng). Tuy nhiên trên thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản nhưng họ chưa chứng minh đủ 20 tỷ nhưng họ vẫn hoạt động bình thường.”

Thủ tục thành lập 

Bước 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh bất động sản

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND, CCCD,…)

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Các cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Quy trình xử lý đơn đăng ký kinh doanh

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư sẽ có Giấy biên nhận. Trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và thông báo kết quả cho bạn.
  • Trong trường hợp: hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy đăng ký kinh doanh.
  • Trong trường hợp: hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo cụ thể bằng văn bản cho người nộp đơn về việc từ chối cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu sửa đổi, bổ sung lại cho hợp lệ.

Bước 4: Kê khai, nộp các loại thuế

Bước 5: Tiến hành khắc dấu, đăng ký mẫu dấu, bảng biển.

Dịch vụ tư vấn Thành lập công ty của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488