Thành phố Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Sài Gòn, năng động hơn bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam. Điều kiện kinh tế vượt trội, được xếp vào hàng tốt nhất trong các tỉnh, thành phố trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, Quận 12 của TP.HCM từng được ví như “hòn ngọc thô” cho đến khi trở thành “thỏi nam châm” thu hút đầu tư. Do vị trí đắc địa, dễ dàng kết nối với các khu vực lân cận nên đây là một khoản đầu tư đáng giá. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty tại quận 12 nhưng còn nhiều thắc mắc về thủ tục,… thì cũng không phải vấn đề lớn. Vì Luật Đại Nam sẽ được giải thích một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2020
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điều kiện cần có khi thành lập công ty tại Quận 12
1. Chủ thể
– Đối với chủ thể là cá nhân muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.
+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hay Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
+ Không phải đối tượng sau đây:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành.
- Những cá nhân phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.
-Đối với chủ thể là tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:
+ Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
+ Tổ chức không phải
- Cơ quan nhà nước sử dụng tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành;
- Các cá nhân trong đơn vị vũ trang nhân dân vì các lý do phòng chống tham nhũng, phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, …
+ Chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp không thể là chủ hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh. Mỗi chủ thể chỉ có thể có quyền lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất.
– Điều kiện về người đại diện doanh nghiệp
+ Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp phải là cá nhân và đáp ứng đủ các điều kiện mục 01. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp.
+Mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam phải có giấy ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.
+ Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
2. Xác định thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập
– Công ty Trách nhiệm Hữu hạn: bị giới hạn số thành viên tham gia, chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong vốn điều lệ.
– Công ty cổ phần: có ít nhất 03 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao. Việc thành lập quản lý công ty cổ phần phải tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật đặc biệt về tài chính và kế toán.
– Công ty hợp danh: phải có ít nhất là 02 cá nhân và thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty mức độ rủi ro cao nhưng hình thức công ty này sẽ có uy tín với khách hàng hơn so với loại hình công ty khác.
3. Tên đăng ký phải phù hợp với quy định
-Tên doanh nghiệp có thể viết theo 3 loại: tên tiếng việt, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt.
– Tên doanh nghiệp bạn dự kiến đặt phải phù hợp với quy định pháp luật và không được trùng, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong phạm vi cả nước.
– Tên doanh nghiệp gồm thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp hiện hành.
4. Về đăng ký trụ sở chính
– Địa chỉ trụ sở chính cần phải xác định rõ ràng và chi tiết. Đây là nơi liên lạc và giao dịch nên cần phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
-Cần ghi rõ: số nhà, hẻm, ngách, ngõ thuộc thành phố, tỉnh của Việt Nam; Số điện thoại, gmail (nếu có),…
5. Lựa chọn về ngành nghề đầu tư kinh doanh
-Không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm. Những ngành bị cấm được quy định cụ thể trong Điều 6 Luật Đầu tư hiện hành.
-Từ đó xác định về ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp theo pháp luật.
6. Về vốn điều lệ
– Vốn điều lệ của chủ công ty do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Về hồ sơ thành lập công ty tại Quận 12
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
-Hồ sơ của bạn cần những hồ sơ sau:
+Bản sao có công chứng: chứng minh nhân dân / hộ chiếu còn hiệu lực;
+Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo đúng mẫu đã quy định;
+Điều lệ công ty
+Giấy ủy quyền cho công ty Luật Đại Nam.
Bước 2: Nộp hồ sơ
-Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức đăng ký công ty qua mạng thông tin điện tử.
Dịch vụ thành lập của công ty tại Quận 12 của Luật Đại Nam
-Khách hàng được tư vấn lựa chọn tên, hình thức doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh để phù hợp với công ty.
-Khách hàng tiến hành ký Hợp đồng dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ủy quyền cho Luật Đại Nam.
-Luật Đại Nam chuẩn bị hồ sơ, thực hiện xin cấp phép thành lập công ty với cơ quan nhà nước, đăng ký chữ ký số, số tài khoản ngân hàng,… tùy theo gói dịch vụ khách hàng đăng ký.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975 422 489 – 0961 417 488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: