Quận 7 là một trong năm quận mới của thành phố Hồ Chí Minh được chính thức thành lập từ ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo nghị định đó 03/CP ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ. Do quận 7 là một quận mới của thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chia tách quận tiếp nhận tổng cộng là 24 nhà máy, xí nghiệp, công ty do Trung ương và thành phố quản lý như cảng Bến Nghé, Hợp kim sắt Nhà Bè,…ngoài ra còn có nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đi vào hoạt động. Sau khi được thành lập Quận 7 đã nhanh chóng chuyển mình vào việc hội nhập nền kinh tế thị trường với sự năng động, sáng tạo và đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Với vị trí địa lý và cơ cấu dân cư thuận lợi như trên, hiện nay việc thành lập công ty tại Quận 7 ngày càng phổ biến và phát triển.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Các hình thức công ty khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ vào nhu cầu hoạt động và tình hình hiện có nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp là:
- Công ty TNHH Một thành viên: Loại hình công ty này phù hợp khi có một cá nhân hoặc một tổ chức đầu tư vốn
- Công ty TNHH Hai thành viên trở lên: Loại hình công ty này cần tối thiểu hai người cùng góp vốn và thành viên tối đa được năm mươi người
- Công ty Cổ phần: Loại hình công ty này cần tối thiểu phải có ba người góp vốn và không giới hạn số lượng người tối đa góp vốn
- Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn
Điều kiện thành lập công ty
- Cá nhân thành lập công ty phải trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự, không bị hạn chế năng lực dân sự, không phải là cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước
- Tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn phải có tư cách pháp nhân
- Sử dụng tên công ty trách nhiệm hữu hạn không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp
- Có trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và người đại diện pháp luật theo đúng quy định
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
- Thực hiện đúng quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
- Đóng các khoản chi phí theo quy định
Ở trên là những điều kiện thành lập công ty TNHH chính. Trong quá trình thực hiện, ở mỗi vấn đề sẽ lại có những quy định, điều kiện riêng
Hồ sơ thành lập công ty
Một bộ hồ sơ thành lập công ty thông thường sẽ bao gồm những tài liệu như sau:
Giấy đề nghị đăng ký công ty
Giấy đề nghị đăng ký công ty được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành theo mẫu chung bao gồm nội dung mà công ty muốn đăng ký là tên công ty, địa chỉ, ghi ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu, các thành viên công ty, người đại diện. Khách hàng chú ý sử dụng đúng theo các mẫu tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân theo Phụ lục I-1
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên theo Phụ lục I-2
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Phụ lục I-3
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần theo Phụ lục I-4
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh theo Phụ lục I-5
Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần.
Danh sách các thành viên
Danh sách thành viên thích hợp với mỗi loại hình công ty như:
- Danh sách thành viên hợp danh với công ty hợp danh,
- Danh sách các thành viên góp vốn với công ty trách nhiệm hữu hạn,
- Danh sách cổ đông công ty với công ty cổ phần.
Giấy tờ chứng minh nhân thân
Giấy tờ chứng minh nhân thân Có thể là chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu.
Đối với trường hợp là tổ chức chuẩn bị giấy tờ về quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ nhân thân về người đại diện hợp pháp của tổ chức với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan thẩm quyền cấp.
Xem thêm: Thủ tục Thành lập công ty môi giới bất động sản
Thủ tục thành lập công ty tại Quận 7
Bước 1
Tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ, cùng những thông tin từ khách hàng yêu cầu. Sau đó tiếp nhận yêu cầu tư vấn viên sẽ giải đáp thắc mắc từ phía quý bạn đọc đồng thời thu thập những thông tin liên quan đến yêu cầu cần mở lập công ty/doanh nghiệp chuyển về cho bộ phận chuyển xử lý thành lập hồ sơ
Bước 2
Đối chiếu những thông tin quý bạn đọc có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp hay không. Những thông tin quý bạn đọc được đối chiếu với những điều kiện được phép thành lập công ty quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 nhằm kiểm tra cũng như hỗ trợ bổ sung điều kiện hợp pháp cho bên quý bạn đọc.
Bước 3
Hỗ trợ quý bạn đọc tỏng việc thu thập, chuẩn bị những hồ sơ cần hoàn thiện để gửi Cơ quan chức năng. Sau khi chấp nhận và được ủy quyền quý bạn đọc, chuyên viên pháp lý đại diện quý bạn đọc thu tập hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan để chuẩn bị hồ sơ thành lập nên cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 4
Ủy quyền đại diện quý bạn đọc nộp hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp nên cơ quan chức năng cấp tương ứng. Đại diện bên nhận ủy quyền được ủy quyền nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp cấp tương ứng.
Bước 5
Hỗ trợ khắc và công bố con dấu của công ty/doanh nghiệp. Khắc dấu mộc tròn được diễn ra sau khi có giấy Chứng nhận thành lập doanh nghiệp gửi về.
Bước 6
Sau khi nhận được chứng nhận thành lập công ty/doanh nghiệp cần làm:
- Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký tài sản doanh nghiệp.
- Mua chữ kí số hợp pháp cho công ty/doanh nghiệp.
- Kê khai thuế và các hoạt động thuê giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
- Thiết kế, đặt biển công ty tại trụ sở như đã đăng ký.
- Nộp thuế môn bài tại nơi doanh nghiệp đã mở chi nhánh ngân hàng.
Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
- Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
- Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thành lập công ty Shipper như thế nào?
- Thành lập công ty tại huyện Chương Mỹ như thế nào?
- Thủ tục Thành lập công ty tại quận 8