Trong cuộc sống, việc phát sinh tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ các việc khởi kiện sẽ trải qua những giai đoạn nào? Thời hạn giải quyết đơn khởi kiện, thời hạn xét xử là bao lâu. Trong bài viết này Luật Đại Nam sẽ làm rõ vấn đề này, mời các bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Chính
Vụ án dân sự là gì ?
Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay đó là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, đất đai, nhà ở và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội. Việc các chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án để được giải quyết đó gọi là “khởi kiện”.
Thời hạn giải quyết vụ án dân sự
Pháp luật về tố tụng dân sự không quy định cụ thể thời hạn giải quyết toàn bộ một vụ án dân sự là bao lâu mà tùy thuộc vào loại tranh chấp, các trường hợp diễn ra theo luật định mà thời hạn này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng giải quyết tranh chấp dân sự bị trì trệ, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bộ luật tố tụng dấn ự 2015 đã quy định thời hạn tối đa đối với mỗi giai đoạn trong quy trình giải quyết vụ án dân sự. Cụ thể như sau:
Từ giai đoạn Tòa án nhận đơn khởi kiện cho đến thụ lý vụ án
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án có 08 ngày để xử lý đơn khởi kiện. Trong đó, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong 03 ngày làm việc, 05 ngày tiếp theo Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và ra quyết định thông báo cho người khởi kiện một trong các quyết định tại bước 3 nêu trên.
– Nếu Thẩm phán ra thông báo trả lợi đơn khởi kiện thì người khởi kiện có nộp lại đơn khởi kiện khi đã đủ điều kiện khởi kiện theo quy định.
– Trường hợp đơn được chuyển đến Tòa án có thẩm quyền khác thì việc tiếp nhận đơn quay lại bước 2.
– Nếu được Tòa án yêu cầu sử đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì Thẩm phán ấn định thời hạn mà người khởi kiện phải bổ sung, bổ sung theo yêu cầu của Tòa. Thời hạn ấn định là không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Nếu quá thời hạn mà đương sự không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Tòa án trả lại đơn kèm chứng cứ cho Đương sự.
– Ngoài ra, giai đoạn này nếu Đương sự có khiếu nại về việc trả lại đơn của Tòa án theo Điều 194 BLTTDS thì thời hạn để đương dự nộp đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần đầu là tầm 15 ngày làm việc. Nếu phát sinh thêm khiếu nại lần hai thì có thể mất tầm 20 ngày (tính cả thời hạn Đương sự có quyền nộp đơn và thời hạn Tòa án giải quyết khiếu nại).
– Thông báo đã thụ lý vụ án sẽ được gửi đến đương sự và các bên liên quan trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Ngày thụ lý vụ án được tính từ ngày người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án (Người khởi kiện có 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí để nộp tiền tạm ứng án phí)
Như vậy, kể từ khi Tòa án nhận đơn khởi kiện cho đến khi đương sự nhận được thông báo thụ lý của Tòa án. Giai đoạn này có thể mất từ 8 – 20 ngày làm việc (nếu không phát sinh các trường hợp giải quyết khác như: sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; khiếu nại việc trả lại đơn…)
>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán đất
Giai đoạn Hòa giải và chuẩn bị xét xử
Việc hòa giải được tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử.
Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định cụ thể tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Thứ nhất, Thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án: Đối với các vụ án tranh chấp về dân sự được quy định tại Điều 26 và các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Thứ hai, Thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án: Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 30 và các vụ án tranh chấp về lao động được quy định tại Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Thứ ba, Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan:
– Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án được quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
– Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng đối với vụ án được quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp
Như vậy, Tùy vào loại tranh chấp và tính chất phức tạp của vụ việc mà thời hạn chuẩn bị xét xử có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình. Hoặc từ 2-3 tháng đối với tranh chấp lao động, kinh doanh, thương mại.
Giai đoạn xét xử
Sau khi lập hồ sơ vụ án, hòa giải vụ án không đạt được kết quả (đối với vụ án phải hòa giải) và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (khoản 4 Điều 203 BLTTDS 2015)
Giai đoạn kháng cáo, xét xử phúc thẩm
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà việc giải quyết vụ án dân sự có thể kết thúc ngay sau khi xét xử sơ thẩm hoặc ở giai đoạn bị đình chỉ vụ án hoặc ở giai đoạn hòa giải thành, Trường hợp phát sinh kháng cáo, kháng nghị thì việc thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm sẽ phát sinh thêm thời gian. Hoặc việc giải quyết vụ án dân sự cũng có thể tạm ngừng do bị tạm đình chỉ.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Đại Nam
-
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ giải quyết tranh chấp dân sự;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời hạn giải quyết vụ án dân sự”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm
Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?