Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

by Hồng Hà Nguyễn

Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại được quy định như thế nào? Luật Đại Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết dưới đây.

Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh thương mại, Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có),

– Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có);

– Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng,…

– Các tài liệu giao dịch khác (nếu có);

– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao);

Tòa án nơi nộp đơn khởi kiện

–  Thẩm quyền Tòa án theo cấp:

–  Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nêu tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS, trừ trường hợp những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp kinh doanh thương mại sau:

+ Tranh chấp kinh doanh thương mại mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài;

+ Các tranh chấp kinh doanh thương mại quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự.

+ Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

–  Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

–  Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại;

– Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn:

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự trong các trường hợp sau đây:

– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

– Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

– Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Án Phí

Án phí dân sự trong vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm

– Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

– Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

– Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

– Mức án phí sơ thẩm phải nộp:

+ Mức án phí sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại không có giá ngạch là 2.000.000 đồng

+ Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch:

Giá trị tranh chấp

Mức án phí

Từ 40.000.000 đồng trở xuống.

2.000.000 đồng

Từ trên 40.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

5% của giá trị tranh chấp

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng+ 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

Từ trên 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng+2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng +0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

Thời hạn giải quyết

– Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại là 2 thángkể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 1 tháng.

– Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488