Thời hạn hợp đồng

by Ngọc Ánh

Thời hạn hợp đồng là là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

Thời hạn hợp đồng là gì?

Thời hạn của hợp đồng là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Về nguyên tắc, thời hạn hợp đồng có thể do các bên tự thỏa thuận và đưa vào nội dung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn hợp đồng thì khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

Thời hạn hợp đồng

Thời hạn hợp đồng

Thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực

Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì:

  1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
  2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
  3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Còn theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sư 2015 về hiệu lực của hợp đồng thì:

  1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau đây:

  • Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng;
  • Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng;
  • Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký;
  • Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể.

Thời điểm hợp đồng chấm dứt

Về nguyên tắc, khi có các căn cứ chấm dứt hợp đồng thì thời điểm chấm dứt hợp đồng được tính từ lúc việc chấm dứt hợp đồng có hiệu lực.

Còn các căn cứ chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
  7. Trường hợp khác do luật quy định.

Các căn cứ chấm dứt hợp đồng

Các căn cứ chấm dứt hợp đồng bao gồm:

1) Hợp đồng đã được thực hiện hoàn tất;

2) Theo thoả thuận của các bên;

3) Một trong các bên trong hợp đồng chấm dứt sự tồn tại. Ví dụ: một bên là cá nhân giao kết hợp đồng bị chết; hoặc một bên là pháp nhân giao kết hợp đồng bị giải thể;

4) Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đình chỉ;

5) Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn…

Thời hạn hợp đồng

Thông thường, thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho đến thời điểm mà các bên giao kết hợp đồng thoả thuận là hợp đồng được thực hiện hoàn tất.

Trong trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng được thực hiện từ thời điểm giao kết (mà thời điểm này không trùng với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng) thì thời hạn của hợp đồng bắt đầu từ thời điểm giao kết.

Trên thực tế, thời hạn hợp đồng chính là thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. Do tính chất của hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Bởi vậy, thời hạn hợp đồng do các bên cùng nhau thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ví dụ: thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ không quá 7 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyển có thể cho phép kéo dài thời hạn hợp đồng nhưng không quá 10 năm.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Giới hạn thời hạn hợp đồng

Mặc dù tôn trọng quyền tự thoả thuận về thời hạn hợp đồng của các bên giao kết hợp đồng, song nhiều trường hợp, pháp luật có các quy định giới hạn thời hạn hợp đồng. Ví dự: trong hợp đồng uỷ quyền, nếu các bên không thoả thuận thời hạn uỷ quyền và pháp luật không có quy định khác thì thời hạn của hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập quyển được uỷ quyền. Hoặc trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thời hạn thuê quyền sử dụng đất do các bên tự thoả thuận song không được quá 3 năm.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “thời hạn hợp đồng”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Lưu ý về hợp đồng làm việc xác định thời hạn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488