Việc nắm bắt về Thời hiệu xử phạt thuế sẽ giúp kế toán và chủ doanh nghiệp chủ động được kế hoạch thuế hàng năm và các ưu tiên khi thanh tra, kiểm tra thuế. Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam cung cấp cho bạn thông tin về Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về thuế.
Nội Dung Chính
Thế nào là vi phạm hành chính về thuế?
Trước khi tìm hiểu đến thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về thuế, chúng ta cần tìm hiểu vi phạm hành chính về thuế là như thế nào.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong đó, các khoản thu khác gồm:
– Tiền sử dụng đất;
– Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
– Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
– Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
– Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
* Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về thuế
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
+ Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
+ Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
+ Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
+ Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
+ Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở việc xử phạt.
Xem thêm: Lệch tiền thuế GTGT trên hóa đơn xử lý thế nào?
Những Trường Hợp Không Xử Phạt
Tuy nhiên, không tất cả các vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn đều dẫn đến hậu quả pháp lý. Cụ thể, người nộp thuế không sẽ bị xử phạt nếu vi phạm hành chính là kết quả của các yếu tố bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Điều này bao gồm các trường hợp sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin, được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Kết luận
Như vậy có thể thấy trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì cần có các Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc về Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về thuế là quy định quan trọng và cần được xem xét thận trọng.
DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Tư vấn kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán
- Quyết toán thuế cho doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật về thuế cho công ty có vốn nước ngoài
Mọi vướng mắc liên quan vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Dấu hiệu vi phạm thuế
- Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế xử lý thế nào?
- Thuế GTGT của hàng biếu tặng quy định thế nào?
- Thuế GTGT khấu trừ là gì?
- Báo cáo thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào?