Thông tư 105 về đăng ký thuế

by Nam Trần

Ngày 03 tháng 12 năm 2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/01/2021. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu một số hướng dẫn về đăng ký thuế quy định trong Thông tư 105.

Thông tư 105 về đăng ký thuế

Thông tư 105 về đăng ký thuế

Đăng ký thuế là gì?

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin định danh của mình. Thông tin định danh của cá nhân bao gồm họ tên, tuổi, quê quán, địa chỉ… Còn đối với doanh nghiệp thì bao gồm tên tổ chức, trụ sở chính, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật…

Sau khi thực hiện đăng ký thuế, người nộp thuế sẽ được cơ quan thuế cấp một mã số thuế. Mỗi người nộp thuế chỉ có một mã số thuế duy nhất. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp thì thực hiện đăng ký thuế theo Luật Doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số thuế duy nhất. Mã số này còn được gọi là mã số đăng ký kinh doanh và mã số doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký thuế

Nếu hồ sơ đăng ký thuế được chấp nhận, người nộp thuế sẽ được cấp chứng nhận đăng ký thuế. Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư như Thông tư 80/2012, Thông tư 95/2016 giúp hỗ trợ đăng ký thuế dễ dàng và thuận lợi hơn.

Thông tư 105/2020 hướng dẫn về đăng ký thuế

Đăng ký thuế lần đầu cho người phụ thuộc

Theo quy định của Điều 10 trong Thông tư số 105/2020/TT-BTC, nếu một cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập để đăng ký thuế cho người phụ thuộc, thì họ phải nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập. Sau đó, cơ quan này sẽ tổng hợp thông tin và gửi Tờ khai đăng ký thuế đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.

Trong trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập để đăng ký thuế cho người phụ thuộc, họ phải nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan Thuế tương ứng, như quy định tại Điều 9 của Thông tư số 105/2020/TT-BTC.

Nếu cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh trước thời điểm Thông tư số 95/2016/TT-BTC có hiệu lực, nhưng chưa đăng ký thuế cho người phụ thuộc, thì họ phải nộp hồ sơ đăng ký thuế theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này để được cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.

Về việc thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn, Điều 12 của Thông tư số 105/2020/NĐ-CP quy định rằng khi có tình huống này, người nộp thuế phải tuân thủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 37 của Luật Quản lý thuế và Điều 4 của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Tổ chức, hộ kinh doanh, và cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh phải gửi Thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo thời hạn quy định trong Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Nếu cơ quan thuế đã ban hành Thông báo và người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, doanh nghiệp, hợp tác xã cần chấp thuận tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, nếu họ còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, và vi phạm pháp luật quản lý thuế, hóa đơn trước thời điểm không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, thì họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế, bổ sung các hóa đơn thiếu, và tuân thủ các quyết định và thông báo của cơ quan quản lý thuế, theo quy định tại khoản 2 của Điều 4 trong Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, người nộp thuế phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  1. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Người nộp thuế cần tuân thủ các quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  2. Hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế. Người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn và theo quy định của pháp luật thuế.
  3. Nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ (nếu có). Thanh toán đầy đủ số thuế nợ và xử lý số tiền thuế nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ.
Trong trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc

Toàn bộ các đơn vị phụ thuộc cần thực hiện các thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh

Trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế khác theo quy định của pháp luật thuế.

Nếu hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, hộ kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc cần có văn bản gửi cơ quan thuế cam kết doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chuyển đổi và kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cá nhân theo quy định tại điểm k và l khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, phải nộp thuế đúng quy định và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế.

Trên đây là toàn bộ những nội dung Luật Đại Nam muốn cung cấp đến bạn đọc về Thông tư 105 về đăng ký thuế.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

• Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng

• Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

• Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

• Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu

• Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Các hành vi vi phạm thủ tục về thuế mới nhất

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488