Hiện nay, trước tình hình nhu cầu thành lập doanh nghiệp xu hướng tăng tuy nhiên quy mô, tổ chức, cách thức hoạt động cũng như Thủ tục bãi, miễn giám đốc công ty cổ phần thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng chúng tôi – Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Tại Điều 137 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần quy định như sau:
1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
2. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Như vậy, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần được quy định như trên cho thấy, Tổng giám đốc công ty cổ phần cũng giữ các vai trò chủ chốt và chiếm một phần lớn về quyền hạn của công ty và Tổng giám đốc công ty cổ phần có thể là đại diện của công ty cổ phần trong các trường hợp được quy định và thực hiện các quyền của mình đối với công ty cổ phần. việc Quy định về việc bãi nhiệm Tổng giám đốc công ty cổ phần được quy định dựa trong điều lệ công ty với các trường hợp như hết nhiệm kỳ hay theo quy định của pháp luật Danh nghiệp.
Các trường hợp bãi, miễn giám đốc
Theo Khoản 1, Điều 102, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp bị miễn nhiệm của giám đốc như sau:
Giám đốc bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật này;
- Có đơn xin nghỉ việc.
Các trường hợp bãi nhiệm giám đốc: Theo quy định của Điều lệ công ty.
Thẩm quyền miễn, bãi nhiệm giám đốc Công ty cổ phần: Theo điềm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Hội đồng quản trị có các quyền miễn, bãi nhiệm đối với Giám đốc hoặc Tổng giám công ty cổ phần.
Thủ tục bãi, miễn giám đốc công ty cổ phần
Tiến hành tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị để miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh giám đốc công ty do Chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập tuân theo những quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trình tự họp
- Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị bãi, miễn nhiệm giám đốc.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.
Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành, nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
Thành viên Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
- Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
- Ủy quyền cho người khác đến dự họp theo quy định tại khoản 10 Điều này.
- Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự khác;
- Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước khi khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.
Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.
Ra quyết định:
- Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành;
- trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cuộc họp Hội đồng quản trị sẽ được ghi lại bằng biên bản cuộc họp, biên bản họp Hội đồng quản trị và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định do Chủ tịch hội đồng quản trị tổ chức.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục bãi, miễn giám đốc công ty cổ phần. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh không thông báo có bị phạt?
- Hộ kinh doanh cá thể – Những điều cần biết
- Thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh cá thể