Thủ tục bổ sung lại điều lệ công ty TNHH

by Trần Giang

Điều lệ công ty là văn bản lưu hành nội bộ trong đó ghi nhận những vấn đề cốt lõi của công ty như cơ cấu tổ chức và hoạt động, vốn điều lệ,… Do đó, khi công ty có một số bổ sung mà đã được ghi nhận trong điều lệ thì công ty phải làm thủ tục bổ sung điều lệ của công ty. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ chia sẻ chi tiết về Thủ tục bổ sung lại điều lệ công ty TNHH để các công ty cùng thực hiện.

Thủ tục bổ sung lại điều lệ công ty TNHH

Thủ tục bổ sung lại điều lệ công ty TNHH

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm Điều lệ công ty

Nếu Hiến pháp là luật cơ bản và quan trọng nhất của mỗi quốc gia thì Điều lệ công ty được xem là luật cơ bản nhất của công ty.

  • Điều lệ công ty là căn cứ pháp lý có vị trí quan trọng khi xảy ra các tranh chấp, được làm cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh của công ty.
  • Điều lệ do công ty tự lập nên, có nội dung căn cứ theo các quy định về pháp luật doanh nghiệp và không được trái với các quy định pháp luật và đạo đức.
  • Điều lệ là văn bản thể hiện sự cam kết về việc thành lập, quản lý và hoạt động công ty của chủ sở hữu hoặc các thành viên công ty.
  • Điều lệ công ty quy định rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm của các thành viên công ty, điều kiện mua lại vốn góp, xử lý lỗ, việc chịu trách nhiệm về khoản nợ, xử lý các phần vốn góp,…
  • Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi thành lập và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của công ty. Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty phải thực hiện và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Vậy doanh nghiệp có cần phải sửa đổi, bổ sung lại điều lệ công ty TNHH khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực?

Luật Doanh nghiệp không quy định về các trường hợp công ty phải bổ sung lại Điều lệ mà việc sửa đổi này sẽ do Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty quyết định. Thể thức sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định chi tiết tại Điều lệ công ty.

Hiện nay, thông thường, khi có những bổ sung liên quan đến các nội dung như: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; vốn điều lệ hoặc cơ cấu tổ chức quản lý, quyền và nghĩa vụ của thành viên,… thì công ty sẽ thực hiện bổ sung Điều lệ công ty.

Theo nội dung đã phân tích thì Luật Doanh nghiệp đã thay đổi một số nội dung nổi bật có trong Điều lệ công ty liên quan đến người đại diện theo pháp luật; cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH,… Như vậy, để đảm bảo nội dung trong Điều lệ công ty phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành cũng như tránh xảy ra mâu thuẫn trong việc áp dụng quy định khi quản trị, điều hành thì công ty nên thực hiện bổ sung Điều lệ công ty theo quy định mới nhất.

Quy trình bổ sung lại điều lệ công ty TNHH

Việc sửa đổi và bổ sung điều lệ công ty TNHH được thực hiện thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Họp Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Hội đồng thành viên có quyền bổ sung Điều lệ công ty. Theo đó, Hội đồng thành viên của công ty họp để thảo luận về vấn đề bổ sung điều lệ công ty thông qua nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty TNHH bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp.

Bước 2: 

Hội đồng thành viên tiến hành họp và thông qua việc bổ sung điều lệ công ty TNHH.

Thông qua việc bổ sung lại điều lệ công ty TNHH

Khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tỷ lệ biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên như sau: đối với các trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên và được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc giá trị hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Điều 62 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hiệu lực của nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên như sau: hiệu lực của nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên sẽ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày ghi tại nghị quyết đó, ngoại trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Điều lệ không phải là nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nên khi  bổ sung lại, công ty không cần phải thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020).

Dịch vụ bổ sung lại điều lệ công ty TNHH uy tín do Luật Đại Nam cung cấp

Luật Đại Nam chuyên soạn thảo điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đảm bảo quy trình chính xác, hiệu lực pháp luật. Việc luật sư tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp sửa đổi điều lệ sẽ giúp công ty những việc sau:

  • Thứ nhất, các thành viên công ty được Luật sư giải đáp đầy đủ quy định pháp luật để công ty dễ dàng thông qua nội dung bổ sung lại.
  • Thứ hai, việc bổ sung lại điều lệ đảm bảo tính pháp lý phòng tránh rủi ro tranh chấp nội bộ cho công ty.
  • Thứ ba, công ty được Luật sư hướng dẫn thủ tục thông báo tới các cơ quan, tổ chức mà việc thay đổi điều lệ công ty có thể ảnh hưởng đến giao dịch của công ty với bên thứ ba nên cần thông báo đề phòng tránh phát sinh nghĩa vụ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin do Luật Đại Nam cung cấp về vấn đề bổ sung lại điều lệ công ty. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về Thủ tục bổ sung lại điều lệ công ty TNHH xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488