Hiện nay, có rất nhiều phòng khám được mở ra để nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh của con người. Để các phòng khám này được nhiều người biết đến thì khâu quảng cáo đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề Thủ tục cấp Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
- Luật quảng cáo năm 2012;
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo;
- Thông tư số 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của bộ y tế.
Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh là gì?
Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh (hay còn gọi là giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) là căn cứ pháp lý để chứng thực hoạt động của phòng khám là đúng quy định của pháp luật và bên cạnh đó giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn được pháp luật bảo vệ.
Đồng thời giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh cho phép phòng khám của bạn thực hiện các hoạt động quảng cáo về tất cả các dịch vụ được thực hiện và cung cấp bởi phòng khám của bạn.
Điều kiện xin giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, để tiến hành được cấp Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh thì chủ đăng ký phải đảm bảo thuộc vào các điều kiện sau:
Về điều kiện chung
Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 Luật quảng cáo như: làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân,…
Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật Quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
Về điều kiện chi tiết
Phải đủ điều kiện quảng cáo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 20 của Luật quảng cáo:
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề mà pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh quy định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.
Nội dung quảng cáo phải đầy đủ theo quy định:
- Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động, Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép;
- Có đủ hồ sơ theo quy định;
- Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản.
Các hình thức quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh hiện nay gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì hiện nay chúng ta có các hình thức quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh như sau:
- Quảng cáo trên Website;
- Quảng cáo trên phương tiện giao thông;
- Quảng cáo trên Truyền hình;
- Quảng cáo trên báo chí;
- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo;
- Quảng cáo trên các phương tiện giao thông;
- Quảng cáo tại Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo;
- Quảng cáo ngoài trời;
- Quảng cáo bằng âm thanh;
- Quảng cáo trên các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh có các giấy tờ nào?
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh
- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt;
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề;
- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
-
- Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;
- Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;
- Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo.
Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp;
Các yêu cầu khác đối với hồ sơ
Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:
- Văn bản ủy quyền hợp lệ;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền.
Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:
- Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến trình tự để được cấp Giấy xác nhận quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh bao gồm các bước:
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ đăng ký quảng cáo trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh về Sở Y tế;
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế cấp giấy tiếp nhận nội dung quảng cáo trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở.
Trường hợp không cấp, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và nhận kết quả theo quy định.
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản gồm những bước trên.
Hình thức xử lý khi không phép có giấy phép quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh?
Theo quy định tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP đối với hành vi quảng cáo không xin phép của phòng khám, cở khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Ngoài ra còn áp dụng một số hinh phạt bổ sung như: buộc tháo dỡ, chấm dứt, xóa quảng cáo.
Các trường hợp giấy phép quảng cáo hết hiệu lực?
Các trường hợp giấy phép quảng cáo hết hiệu lực như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động do thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn có liên quan đến dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục cấp Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM