Thủ tục chứng nhận hợp quy

by Ngọc Ánh

Nếu doanh nghiệp không tìm hiểu trước và chính sách mặt hàng và các quy định về thủ tục chứng nhận hợp quy của mặt hàng đó sẽ không thể nhập khẩu được mặt hàng đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần biết rõ thủ tục chứng nhận hợp quy là gì?  Bài viết này, Luật Đại Nam sẽ chia sẻ với quý bạn đọc thông tin chi tiết về thủ tục chứng nhận hợp quy.

Khái niệm về chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy – Chứng nhận phù hợp với quy chuẩn là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Theo quy định Nhà nước, chứng nhận hợp quy được ký hiệu: QCVN

Đối tượng chứng nhận hợp quy

Đối tượng cần chứng nhận hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Đối với những đối tượng sản phẩm liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) thì cần bắt buộc phải chức nhận hợp quy. Để thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là hoạt động thử nghiệm, phân tích, đánh giá đối tượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng.

Thủ tục chứng nhận hợp quy

Thủ tục chứng nhận hợp quy

Tầm Quan Trọng của Chứng Nhận Hợp Quy

Xây Dựng Uy Tín và Niềm Tin Khách Hàng

Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được chứng nhận hợp quy, nó sẽ tạo ra niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ biết đã qua kiểm tra và đạt các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.

Tiết Kiệm Thời Gian và Tài Nguyên

Thủ tục chứng nhận hợp quy thường đòi hỏi các tổ chức phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, việc thực hiện những điều này có thể giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, vận hành và quản lý. Kết quả là, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và tài nguyên.

Tiếp Cận Thị Trường Mới

Một số thị trường khắt khe yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ phải có chứng nhận hợp quy để được phép tham gia. Việc có chứng nhận này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới một cách dễ dàng hơn, mở rộng phạm vi kinh doanh và tăng cơ hội doanh thu.

Thủ tục Chứng nhận Hợp quy

Phương thức chứng nhận hợp quy

Các phương thức chứng nhận hợp quy áp dụng tại các Tổ chức chứng nhận hợp quy thuộc Cục Viễn thông gồm các phương thức chứng nhận quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020. Cụ thể gồm:

Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương).

Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương) nhưng có quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng để đánh giá.

Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa không áp dụng được theo phương thức 1 hoặc phương thức 5.

Thành phần hồ sơ

– Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy

– Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (chỉ nộp khi chứng nhận lần đầu hoặc khi các giấy tờ có sự thay đổi):

+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư;

+ Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân/hộ chiếu.

– Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);

– Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);

– Kết quả đo kiểm (áp dụng đối với phương thức 1);

– Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5);

– Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7).

Trình tự xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy

– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;

– Bước 2: Thỏa thuận chi phí chứng nhận hợp quy;

– Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);

– Bước 4: Đánh giá quá trình sản xuất (áp dụng đối với phương thức 5);

– Bước 5: Xem xét sự đồng nhất của lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7);

– Bước 6: Lấy mẫu (áp dụng đối với phương thức 5 và 7);

– Bước 7: Đánh giá sự phù hợp của kết quả đo kiểm;

– Bước 8: Trả kết quả xử lý.

Kết luận

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, và yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, việc xin chứng nhận hợp quy là một phần quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Qua việc tối ưu hóa thủ tục chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ không chỉ tuân thủ các quy định pháp lý mà còn tạo ra uy tín và niềm tin từ phía khách hàng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Thủ tục chứng nhận hợp quy”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

 XEM THÊM

Quy định về cấp giấy chứng nhận đầu tư

Bản tự công bố sản phẩm là gì

Quy trình cấp giấy chứng nhận iso

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488