Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

by Nguyễn Thị Giang

Ngày nay số lượng người Việt Nam đi nước ngoài sinh sống học tập và làm việc cũng như người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống làm việc ngày càng nhiều. Chính vì vậy, tỉ lệ người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ngày càng nhiều và để mọi người có thể hiểu hơn về các thức kết hôn với người nước ngoài. Và để mọi người có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật Đại Nam xin có bài viết hướng dẫn chi tiết, cụ thể quy định về Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau:

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

 Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Luật hộ tịch năm 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch;
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
  • Công văn 840/HTQTCT-HT về việc cung cấp thông tin liên quan đến giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự và giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam, công dân nước ngoài và công dân Việt Nam cần thực hiện những thủ tục theo trình tự dưới đây.

Xin xác nhận tình trạng hôn nhân đối với người nước ngoài

Tùy vào mỗi quốc gia mà giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cũng sẽ có những khác biệt. Có quốc gia người nước ngoài có thể ra Đại sứ quán của nước họ tại Việt Nam để xin tuyên thệ độc thân hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Cũng có những quốc gia Đại sứ quán không có chứng năng cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì buộc họ phải về cơ quan có thẩm quyền ở nước của mình để xin xác nhận.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Để đảm bảo cho việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài là hợp pháp và có cơ sở, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

Giấy tờ chung của hai bên cần chuẩn bị:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (có dán kèm ảnh của hai bên theo kích thước 4×6);
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (cả hai cùng phải thực hiện việc khám sức khỏe để đáp ứng điều kiện kết hôn, việc khám sức khỏe có thể thực hiện tại cơ quan y tế có thẩm quyền. Thường các bên lựa chọn việc khám sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa quận/huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc trung tâm pháp y tại Việt Nam để thuận tiện nhất).

Giấy tờ riêng mà hai bên cần chuẩn bị:

Giấy tờ cần chuẩn bị đối với công dân Việt Nam:

  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân bản sao chứng thực;
  • Sổ hộ khẩu bản sao chứng thực; trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận thông tin cư trú hoặc theo quy định của luật cư trú mới
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bản chính;
  • Quyết định/bản án ly hôn trong trường hợp đã ly hôn

Giấy tờ cần chuẩn bị đối với người nước ngoài:

  • Hộ chiếu bản sao chứng thực kèm bản dịch thuật công chứng;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (kèm dịch thuật công chứng);
  • Quyết định/bản án ly hôn trong trường hợp đã ly hôn trước đó.
  • Thẻ thường trú hoặc tạm trú (nếu có);

Các giấy tờ của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì cần dịch thuật công chứng theo pháp luật Việt Nam để được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.

Ngoài ra những giấy tờ của người nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự thì mới sử dụng được ở Việt Nam (trừ 1 số nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự)

Cơ quan có thẩm quyền cho đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Công dân Việt Nam muốn đăng ký kết hôn với người nước ngoàingoài tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, điều kiện kết hôn của cả hai bên nam nữ và xác minh tính xác thực của hồ sơ nếu cần thiết.

Nếu đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Công chức Tư pháp hộ tịch ghi thông tin của hai bên nam, nữ, cùng hai bên ký vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp hai bên nam, nữ không thể có mặt tại Ủy ban nhân dân để nhận giấy này theo đúng lịch hẹn thì có thể làm đơn gia hạn thời hạn nhận giấy đăng ký kết hôn.

Nếu quá thời hạn 60 ngày mà không có mặt nhận giấy đăng ký kết hôn và cũng không có lý do chính đáng thì Giấy chứng nhận kết hôn sẽ bị hủy.

Hai bên sẽ phải thực hiện lại thủ tục đăng ký kết hôn nếu vẫn muốn xác lập quan hệ hôn nhân

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình

Luật sư hôn nhân là gì?

Nộp đơn trực tuyến đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488