Thủ tục Thành lập công ty công nghệ thông tin

by Luật Đại Nam

Thành lập công ty công nghệ là thủ tục hành chính thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoàn thiện việc khắc dấu để công ty chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực công nghệ được xem là lĩnh vực đóng vai trò then chốt cho sự phát triển. Những năm gần đây tại Việt Nam ngày càng có nhiều công ty công nghệ ra đời và hứa hẹn sự phát triển bùng nổ lĩnh vực công nghệ. Lĩnh vực công nghệ là ngành được nhà nước ưu tiên phát triển. Chính phủ đưa ra những chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ.

Việc thành lập một doanh nghiệp mới nói chung hay việc thành lập công ty công nghệ nói riêng, về cơ bản có rất nhiều công việc phải tiến hành trước và sau để chuẩn bị cho việc thành lập một doanh nghiệp và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ ai khi muốn thành lập doanh nghiệp đều phải biết đó là làm cho doanh nghiệp được pháp luật công nhận và bảo hộ, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động công khai và hợp pháp.

Công ty Công nghệ thông tin

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Cách thức để hợp pháp hóa doanh nghiệp

Để doanh nghiệp được hoạt động công khai, minh bạch và đúng theo các quy định pháp luật, các công ty công nghệ nói riêng hay các doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu thành lập công ty đều phải làm thủ tục để đăng ký thành lập doanh nghiệp cơ quan chức năng có thẩm quyền như là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự định đăng ký trụ sở chính.

Khi doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, các doanh nghiệp cần phải chủ động thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp mình, tuân thủ đóng thuế theo đúng quy định, để đảm bảo công ty có thể phát triển tốt nhất.

Ngành nghề kinh doanh của công ty công nghệ thông tin gồm những gì?

Pháp luật Việt Nam cho phép các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty. Cụ thể, để thành lập công ty công nghệ thông tin, khách hàng cần phải đăng ký những ngành nghề gì?

TT Tên ngành Mã ngành
1. Xuất bản phần mềm 5820
2. Hoạt động viễn thông khác 6190
3. Lập trình máy vi tính 6201
4. Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan 6311
5. Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính 6209
6. Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính 6202
7. Cổng thông tin 6312
8. Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu 6329
9. Quảng cáo 7310

Trên đây là những ngành nghề chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khách hàng hoàn toàn có thể đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh khác nếu thấy cần thiết

Thành lập công ty công nghệ thông tin cần phải chú ý những gì?

– Lĩnh vực kinh doanh về công nghệ thông tin có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (doanh nghiệp chỉ được hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện của pháp luật). Do đó, với những ngành nghề kinh doanh nay, khi muốn hoạt động ngoài việc có tên trong danh sách ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép con do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp mới đủ điều kiện kinh doanh.

Ví dụ: Ngành nghề hoạt động viễn thông phải đáp ứng các điều kiện của Luật Viễn thông và Luật công nghệ thông tin

– Đăng ký sáng chế hoặc giải pháp hữu ích: Ngoài các thủ tục liên quan đến pháp luật, thông thường, các công ty công nghệ thông tin sẽ có thể có rất nhiều những bằng sáng chế hoặc các tài sản trí tuệ cần được công nhận. Trong trường hợp công ty của bạn có các sản phẩm sáng chế hãy thực hiện các thủ tục đăng ký sáng chế với Cục Sở Hữu và Trí Tuệ tại số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội để nhằm bảo vệ bạn và công ty của mình được tốt hơn nhé.

Quy trình thành lập công ty công nghệ thông tin

Đối với các công ty công nghệ, khi thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu và các đại diện pháp luật của công ty cần chuẩn bị và thành lập các hồ sơ liên quan sau:

Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty công nghệ thông tin tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

Thứ hai: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp sau khi hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ

Lưu ý:

– Sau khi  Doanh nghiệp được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

– Thời gian công bố thông tin doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thứ ba: Khắc dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu công ty trên cổng thông tin để đủ điều kiện sử dụng

Hồ sơ thành lập công ty công nghệ thông tin

Hồ sơ gồm những tài liệu sau:

– Giấy đề nghị thành lập công ty công nghệ thông tin theo mẫu;

– Danh sách thành viên góp vốn (Công ty TNHH 2 thành viên) hoặc Danh sách Cổ đông (công ty cổ phần);

– Điều lệ công ty công nghệ thông tin;

– Giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu/cổ đông/thành viên góp vốn (chứng minh thư nhân dân; hộ chiếu; thẻ căn cước) – Bản sao công chứng

– Quyết định góp vốn thành lập công ty (áp dụng thành viên/cổ đông góp vốn là pháp nhân)

Chính sách ưu đãi đối với công ty công nghệ thông tin

Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ có 1 số ưu đãi về thuế như sau:

– Ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhà nước sẽ ưu đãi 10% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư sản xuất phần mềm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo.

– Thuế giá trị gia tăng: Phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488