Thủ tục thành lập công ty kinh doanh khách sạn

by Đào Quyết

Ngành du lịch tại Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu nghỉ dưỡng, thuê khách sạn của mọi người càng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của bộ phận khách du lịch nhiều cá nhân muốn mở dịch vụ kinh doanh khách sạn.

Nước ta đang khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho ngành du lịch phát triển. Vì thế mà công việc kinh doanh khách sạn cũng không ngừng tăng cao để đáp ứng yêu cầu của du khách. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, cần thực hiện những thủ tục cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi và không vi phạm pháp luật. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về Thủ tục thành lập công ty kinh doanh khách sạn ở bài viết dưới đây!

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-khach-san-2

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh khách sạn

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 122/2021/NĐ-CP
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Điều kiện đối với kinh doanh khách sạn

Các điều kiện chung

– Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

– Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.

Các điều kiện cụ thể 

– Đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

– Điều kiện về an ninh trật tự: Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

Điều kiện về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh:

  • Đối với người Việt Nam không được thuộc các trường hợp: đã bị khởi tố hình sự; có tiền án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, bị cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;…
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài, không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú
  • Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy: Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

Lưu ý

Khách sạn phải có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh sách sạn phải gửi một bộ hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sở tại để thẩm định, xếp hạng hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xếp hạng theo quy định. Sau khi được xếp hạng thì khách sạn cần thực hiện treo biển hạng và quyết định công nhận hạng cơ sở theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-khach-san-3

Thủ tục thành lập Công ty Kinh doanh khách sạn

1/Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh khách sạn

Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Đại Nam(trong trường hợp lựa chọn dịch vụ của công ty).

Công ty Luật Đại Nam sẽ tiến hành soạn hồ sơ dựa trên những thông tin mà Quý khách hàng cung cấp. Bộ hồ sơ khi đã có đầy đủ chữ ký sẽ được nộp tại Sở kế hoạch đầu tư. Trong thời gian từ 03-05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp.

2/Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Doanh nghiệp nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký

Lưu ý: Doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.

Xem thêm: Thủ tục Thành lập công ty môi giới bất động sản

3/Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Đại Nam hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • In và đặt in hóa đơn;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Lưu ý

Khi kinh doanh khách sạn, Quý khách hàng sẽ thực hiện đăng ký ngành nghề Dịch vụ lưu trú ngắn ngày với mã ngành 5510. Đối với những khách sạn có kết hợp cung cấp dịch vụ ăn uống thì có thể tham khảo thêm một số mã ngành:

STT TÊN NGÀNH NGHỀ MÃ NGÀNH
1 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới) 5621
2 Dịch vụ ăn uống khác 5629
3 Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630

Lưu ý: Khi kinh doanh khách sạn kèm theo dịch vụ ăn uống, ngoài việc đáp ứng điều kiện về kinh doanh khách sạn thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện khác như về an toàn vệ sinh thực phẩm, điều kiện kinh doanh rượu,… trong suốt quá trình hoạt động.

Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488