Xã hội tiến bộ, con người bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Do vậy, mọi người ngày càng có nhu cầu tìm kiếm các thực phẩm chức năng. Nắm được thị trường đó nhiều cá nhân, tổ chức bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng. Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn về thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2020
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Khái niệm và những điều cần biết
Thực phẩm chức năng (functional foods) còn gọi là dinh dưỡng bổ sung (dietary supplement) là thực phẩm có chức năng liên quan, hỗ trợ cho công việc chữa bệnh, hỗ trợ cho thuốc hay dinh dưỡng, nâng cao thể trạng trong khi chữa bệnh, còn bản thân lại không phải là thuốc.
Thực phẩm chức năng bị kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Bởi vì sử dụng trong thời gian dài những “thực phẩm chức năng” có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Hiện nay trên thị trường tràn lan những thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc và hàng giả.
Những điều kiện cần thiết
-Cá nhân thành lập công ty phải trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự, không bị hạn chế năng lực dân sự, không phải là cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân,…
-Tổ chức thành lập công ty thì phải có tư cách pháp nhân và không phải cơ quan nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để thu lợi riêng.
-Sử dụng tên công ty không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp. Gồm thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp hiện hành.
-Có trụ sở chính phải ghi rõ ràng chi tiết: số nhà, hẻm, ngách, ngõ thuộc thành phố, tỉnh của Việt Nam; Số điện thoại, gmail (nếu có),….
-Vốn điều lệ: Pháp luật không quy định về vốn đối với công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
-Người đại diện pháp luật theo đúng quy định. Mỗi công ty phải có ít nhất 01 người đại diện đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Cần đảm bảo những điều sau trước khi thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đảm bảo một số yêu cầu của Bộ Y tế về các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người và theo quy định mới tại Nghị định 67/2016/NĐ-CP:
– Điều kiện vị trí mặt bằng kinh doanh: Phải có nơi bảo quản riêng phù hợp với từng loại yêu cầu, có nơi bán hàng và được đánh dấu rõ ràng, tránh: úng, sâu bọ; đảm bảo an toàn.
– Tình trạng trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh dịch vụ: Có đủ thiết bị kinh doanh, bảo quản và kiểm soát; các quy định về quy trình và hệ thống vệ sinh kinh doanh; đủ dụng cụ thu gom rác thải, rác có nắp đậy và vệ sinh thường xuyên.
Các hình thức công ty khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Hiện nay có 3 loại hình doanh phù hợp với công ty của bạn
-Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó các thành viên với số lượng hạn chế chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
-Công ty Cổ phần: Loại hình công ty này cần tối thiểu phải có ba người góp vốn và không giới hạn số lượng người tối đa góp vốn
-Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Bước 1:chuẩn bị hồ sơ
-Hồ sơ của bạn cần những hồ sơ sau:
+Bản sao có công chứng: chứng minh nhân dân / hộ chiếu còn hiệu lực;
+Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo đúng mẫu đã quy định;
+Điều lệ công ty
+Giấy ủy quyền cho công ty Luật Đại Nam.
Bước 2: Nộp hồ sơ
-Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức đăng ký công ty qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Xử lý và trả hồ sơ
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;
-Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Luật Đại Nam
– Khách hàng được tư vấn lựa chọn tên, hình thức doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh để phù hợp với công ty.
– Khách hàng tiến hành ký Hợp đồng dịch vụ Thành lập doanh nghiệp ủy quyền cho Luật Đại Nam.
– Luật Đại Nam chuẩn bị hồ sơ, thực hiện xin cấp phép thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, đăng ký chữ ký số, số tài khoản ngân hàng,… tùy theo gói dịch vụ khách hàng đăng ký.
Nếu có vướng mắc nào cần hỗ trợ về hồ sơ và thủ tục, doanh nghiệp có thể liên hệ đến Luật Đại Nam để nhận tư vấn hoặc ủy quyền cho Luật Đại Nam soạn thảo hồ sơ cho doanh nghiệp.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975 422 489 – 0961 417 488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh khách sạn
- Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch thuật như thế nào?
- Thủ Tục Thành lập công ty tại Quận 11, Hồ Chí Minh