Thủ tục Thành lập công ty kinh doanh thuốc mới nhất

by Luật Đại Nam

Thuốc là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nhu cầu về thuốc luôn ở mức cao. Nhiều cá nhân và tổ chức muốn kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, thuốc là một mặt hàng kinh doanh rất đặc biệt, có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, thủ tục thành lập công ty dược khá phức tạp. Tùy thuộc vào các quy trình khác nhau như sản xuất thuốc, bán thuốc, thuốc cổ truyền … mà các thủ tục rất khác nhau. Nếu bạn muốn thành lập công ty kinh doanh thuốc nhưng chưa biết thủ tục như thế nào? đừng lo lắng! Luật Đại Luật sẽ hỗ trợ bạn những công việc này. Xem chi tiết bài viết dưới đây.

Thủ tục Thành lập công ty kinh doanh thuốcCăn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật dược 2016

Điều kiện thành lập Công ty kinh doanh thuốc

1. Chủ thể

– Đối với chủ thể là cá nhân muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hay Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.

+ Không phải đối tượng sau đây:

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành.

Những cá nhân phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.

– Đối với chủ thể là tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân: 

+ Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.

+ Tổ chức không phải 

Cơ quan nhà nước sử dụng tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành;

Các cá nhân trong  đơn vị vũ trang nhân dân vì các lý do phòng chống tham nhũng, phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, …

+ Chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp không thể là chủ hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh. Mỗi chủ thể chỉ có thể có quyền lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất.

– Điều kiện về người đại diện doanh nghiệp 

+ Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp phải là cá nhân và đáp ứng đủ các điều kiện mục 01. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp.

+Mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam phải có giấy ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

+ Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

2.Xác định thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập 

– Công ty Trách nhiệm Hữu hạn: bị giới hạn số thành viên tham gia, chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong vốn điều lệ.

 – Công ty cổ phần: có ít nhất 03 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao. Việc thành lập quản lý công ty cổ phần phải tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật đặc biệt về tài chính và kế toán.

 – Công ty hợp danh: phải có ít nhất là 02 cá nhân và thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty mức độ rủi ro cao nhưng hình thức công ty này sẽ có uy tín với khách hàng hơn so với loại hình công ty khác. 

3.Tên đăng ký phải phù hợp với quy định

-Tên doanh nghiệp có thể viết theo 3 loại: tên tiếng việt, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt.

– Tên doanh nghiệp bạn dự kiến đặt phải phù hợp với quy định pháp luật và không được trùng, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong phạm vi cả nước.

 – Tên doanh nghiệp gồm thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp hiện hành.

4. Về đăng ký trụ sở chính 

– Địa chỉ trụ sở chính cần phải xác định rõ ràng và chi tiết. Đây là nơi liên lạc và giao dịch nên cần phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. 

-Cần ghi rõ: số nhà, hẻm, ngách, ngõ thuộc thành phố, tỉnh của Việt Nam; Số điện thoại, gmail (nếu có),… 

5.Lựa chọn về ngành nghề đầu tư kinh doanh

-Không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm. Những ngành bị cấm được quy định cụ thể trong Điều 6 Luật Đầu tư hiện hành. 

-Từ đó xác định về ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp theo pháp luật.      

6.Về vốn điều lệ

– Vốn điều của chủ công ty do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

7.Điều kiện để nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Ngoài những điều kiện cơ bản trên, đối với công ty kinh doanh thuốc cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau để được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh thuốc. Tùy thuộc vào từng loại kinh doanh mà lại có những điều kiện thành lập khác nhau :

-Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự

+Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được đảm bảo: có địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, tài liệu chuyên môn kỹ thuật,…

+Cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được đảm bảo: có địa điểm, kho bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý,…

+Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được đảm bảo: có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng,…

+Cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải đảm bảo có địa điểm, phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ trợ,…

+Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải đảm bảo có địa điểm, phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm sinh học,…

+Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc phải có địa Điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học,… 

-Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải có chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh.

-Việc đánh giá sẽ được thực hiện 3 năm một lần và đột xuất kiểm tra.

-Một số giấy phép:

  • Chứng chỉ hành nghề dược đối với người chịu trách  nhiệm về dược của cơ sở bán thuốc;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
  • Giấy phép hoạt động “Thực hành tốt nhà thuốc” (Đối với cơ sở bán lẻ thuốc);
  • Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (Đối với cơ sở sản xuất thuốc);
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm (Đối với cơ sở sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc).

Về hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thuốc

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

-Hồ sơ của bạn cần những hồ sơ sau:

+Bản sao có công chứng: chứng minh nhân dân / hộ chiếu còn hiệu lực;

+Bản sao giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố).

+Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo đúng mẫu đã quy định;

+Điều lệ công ty;

+Giấy ủy quyền cho công ty Luật Đại Nam (nếu bạn sử dụng dịch vụ của công ty Luật Đại Nam).

Bước 2: Nộp hồ sơ

-Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức đăng ký công ty qua mạng thông tin điện tử.

Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488