Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ năm 2022

by Luật Đại Nam

Công nghệ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống. Công nghệ đã trở thành thị trường tiềm năng. Lĩnh vực công nghệ là một ngành liên quan đến việc nghiên cứu phát triển và hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ dựa trên công nghệ. Hiện tại là thời điểm tuyệt vời để khởi nghiệp trong thời đại 4.0. Ngay cả những doanh nghiệp đã thành lập hoàn toàn có thể đổi mới và cạnh tranh vì cơ hội là rất rộng lớn. Ngành công nghệ đổi mới liên tục nên khi thành lập doanh nghiệp công nghệ cần có các kiến chuyên môn và luôn luôn học hỏi những kiến thức mới. 

Những điều cần biết trước khi thành lập công ty công nghệLuật Đại Nam trình bày dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực pháp lý bạn cần biết trước để thành lập công ty công nghệ.

Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp 2020
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan

I.Trình tự, thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

-Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định của nhà nước;

+Điều lệ công ty;

+Danh sách: 

  • Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Trường hợp: công ty cổ phần); 
  • Thành viên (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên);

+Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân: hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân,.. (còn hiệu lực).

+Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp (nếu có);

+Giấy ủy quyền cho công ty luật Đại Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ

-Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử;

-Nộp giấy tờ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi bạn đặt chủ sở.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

II.Những điều kiện cần thiết để thành lập công ty

1.Chủ thể

-Đối với chủ thể là cá nhân muốn đăng ký thành lập công ty

+Đủ tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

+ Không phải đối tượng sau đây:

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành.

Phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.

– Đối với chủ thể là tổ chức muốn đăng ký thành lập công ty: 

 + Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.

 + Tổ chức không phải cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.

 – Điều kiện về người đại diện công ty 

 + Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp phải là cá nhân và đáp ứng đủ các điều kiện mục 01. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp.

 +Mỗi công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam phải có giấy ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

 – Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện quy định cụ thể tại Điều lệ công ty.

2.Tên đăng ký phải phù hợp với quy định.

-Tên doanh nghiệp công nghệ có thể viết theo 3 loại: tên tiếng việt, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt.

 – Tên doanh nghiệp bạn dự kiến đặt phải phù hợp với quy định pháp luật và không được trùng, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong phạm vi cả nước.

 – Tên doanh nghiệp gồm thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp hiện hành.

 

3.Về đăng ký trụ sở chính 

 – Địa chỉ trụ sở chính cần phải xác định rõ ràng và chi tiết. Đây là nơi liên lạc và giao dịch nên cần phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. 

-Cần ghi rõ: số nhà, hẻm, ngách, ngõ thuộc thành phố, tỉnh của Việt Nam; Số điện thoại, gmail (nếu có),… 

4.Về vốn đầu tư

-Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Pháp luật không quy định về số vốn tối thiểu, đối đa của công ty. 

-Trừ một số trường hợp nhất định phải đạt được điều kiện về vốn pháp định như công ty tài chính, dịch vụ làm việc,…

III.Thủ tục thành lập công ty công nghệ ở Luật Đại Nam

-Dịch vụ thành lập công ty công nghệ.

+Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty công nghệ. 

+Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về tên, địa chỉ trụ sở, vốn,…

+Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty và làm việc với cơ quan thuế.

+Nhận và bàn giao kết quả lại  cho khách hàng. 

Trên đây là thủ tục cơ bản cần lưu ý khi thành lập công ty công nghệ theo bộ luật và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.

Đến với công ty Luật Đại Nam khách hàng sẽ được tư vấn một cách rõ ràng hơn về các thủ thủ đăng ký và sau khi được cấp giấy đăng ký.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Thủ tục thành lập công ty thẩm định giá như thế nào?

Thủ tục thành lập công ty tại Long An

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488