Thủ tục Thành lập doanh nghiệp khai thác khoáng sản

by Luật Đại Nam

Việt Nam được coi là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, với hơn 5.000 mỏ trong tổng số hơn 60 loại khoáng sản. Trong quá trình điều tra cơ bản, đã phát hiện thêm các khu vực, điểm mỏ có triển vọng thông qua lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản vẫn chưa được khai thác đúng mức và chưa được xử lý hiệu quả. Điều này không quá phát triển và vẫn phụ thuộc phần lớn vào nước ngoài. Nếu bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp khai thác nhưng vẫn chưa hiểu rõ về hướng dẫn thiết lập. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu các vấn đề trong bài viết dưới đây.

doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Khoáng sản 2018

Điều kiện thành lập doanh nghiệp khai thác khoáng sản 

Để thành lập doanh nghiệp bạn cần đạt đủ các điều kiện sau:

  • Theo khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản

“Điều 53. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

  1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.”

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định luật Doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh khai thác khoáng sản bao gồm:

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

-Điều lệ công ty;

-Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

-Bản sao đã công chứng của các giấy tờ: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; 

-Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

-Giấy ủy quyền cho công ty Luật Đại Nam (nếu bạn sử dụng dịch vụ của công ty).

Bước 2: Nộp hồ sơ

-Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương. Thông qua phương thức đăng ký qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận kết quả

-Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ trong khoảng 03 ngày làm việc  +TH1: Cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp.

+TH2: Nếu cơ quan từ chối cấp giấy tờ thì phải thông báo, nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập.

Dịch vụ thành lập công ty ở Luật Đại Nam

-Bạn sẽ được tư vấn một cách chi tiết và rõ ràng nhất về các vấn đề trên.

-Công ty có nhiều gói dịch vụ phù hợp với từng khách hàng, trọn gói bạn sẽ được hỗ trợ từ hồ sơ thành lập đến các thủ tục thuế.

-Nhận và bàn giao kết quả lại cho khách hàng. 

Trên đây là thủ tục thuế cho công ty mới thành lập theo bộ luật và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.

Luật Đại Nam luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn về cách thức thành lập công ty và cung cấp những gói dịch vụ phù hợp với bạn. Đầy đủ và nhanh chóng! 

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488